Đậu bắp là loại thực phẩm tốt cho sức khỏe thế nhưng nếu không biết cách chế biến sẽ khiến chất dinh dưỡng có trong nó bị mất đi.
Đậu bắp là một trong những nguyên liệu nấu ăn quen thuộc trong căn bếp của mỗi gia đình. Loại đậu này không chỉ ngon mà còn chứa hàm lượng lớn các chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe của con người.
Mặc dù rất gần gũi, thậm chí ăn nó mỗi ngày thế nhưng không phải ai cũng biết cách chế biến đậu bắp đúng nhất để có món ăn vừa ngon mà không làm mất chất.
Không phải ai cũng biết, chất nhầy chính là phần tốt nhất trong đậu bắp. Bạn có thể dùng đậu bắp để chế biến salad cùng các loại rau củ khác để chiêu đãi cả nhà.
Chỉ cần khéo léo một chút bạn sẽ vừa giữ được dinh dưỡng có trong đậu lại giúp thay đổi thực đơn món ăn hàng ngày của gia đình.
Để có món đậu bắp thơm ngon đúng điệu, quá trình chế biến bạn cần phải chú ý điều chỉnh ngọn lửa. Giữ mức nhiệt vừa phải sẽ giúp đậu giòn ngon không bị đắng. Ngoài ra, nếu nấu ở nhiệt độ cao sẽ khiến cho chất nhầy trong đậu bị giảm giá trị.
Mặc dù tốt cho sức khỏe nhưng bạn cũng không nên ăn đậu bắp quá nhiều bởi nó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
Nếu chế biến đậu bắp, lưu ý nên rửa sạch rồi ngâm đậu qua nước sôi sau đó mới cắt ra để ăn. Cách làm này sẽ giúp cho món đậu bắp của bạn ngon giòn, xanh mướt lại giữ nguyên được hàm lượng dinh dưỡng có trong nó đấy.
Đậu bắp là loại cây có nguồn gốc từ Tây Phi. Đậu bắp được gọi với nhiều tên khác nhau như: Mướp tây, bông vàng, bắp chà, thảo cà phê, okra,...
Đậu bắp thích hợp trồng ở các vùng nhiệt đới hay ôn đới. Tại Việt Nam, đậu bắp được trồng nhiều tại các tỉnh phía Nam.
Loài này là cây một năm hoặc nhiều năm, cao tới 2,5m. Lá dài và rộng khoảng 10 - 20cm, xẻ thùy chân vịt với 5 - 7 thùy. Hoa đường kính 4 - 8cm, với 5 cánh hoa màu trắng hay vàng, thường có các đốm đỏ hay tía tại phần gốc mỗi cánh hoa. Quả là dạng quả nang dài tới 20cm, chứa nhiều hạt.
Theo các chuyên gia, trong một chén đậu bắp sống chứa đến 87,8mg acid folic. Đây là chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, đặc biệt đối với những phụ nữ mang thai, acid folic cực kỳ quan trọng vì giúp phòng ngừa khuyết tật ống thần kinh và các dị tật bẩm sinh khác ở thai nhi.
Đối với hệ tiêu hóa, đậu bắp còn giúp nuôi dưỡng những vi sinh vật có lợi trong đường ruột, có tác dụng nhuận tràng, hỗ trợ bệnh nhân bị hội chứng ruột kích ứng và các rối loạn hệ tiêu hóa.
Đặc biệt, chất nhầy và chất xơ có trong loại quả này sẽ giúp điều chỉnh lượng đường huyết bằng cách điều hòa sự hấp thu của chúng từ ruột non.bôi trơn hệ thống ruột, ngăn ngừa táo bón và bệnh trĩ, cải thiện tiêu hóa cho mẹ bầu.
Ăn đậu bắp còn giúp đẹp da, mượt tóc, giữ vẻ trẻ trung cho đôi mắt, tăng cường sức khỏe nhờ chứa nhiều vitamin A, vitamin C, canxi, kali, magne.
Đậu bắp rất dồi dào chất xơ, cả chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan nên thích hợp với người đang có mong muốn giảm cân. Để hưởng được lợi ích sức khỏe tối đa của đậu bắp nên nấu nướng ở nhiệt độ thấp để chất nhầy ít bị thất thoát.