Nhật Bản: Thực khách ăn xong thì có thể ăn luôn cả... đĩa

Thực khách ăn xong thì có thể ăn luôn cả... đĩa. Đây là ý tưởng của một công ty sản xuất bánh tại Nhật Bản được nhiều người thích thú.

Katsuhiko Sakakibara, quản đốc tại công ty sản xuất bánh ngọt Marushige Seika ở Hekinan, Aichi, Nhật Bản kỳ vọng trong tương lai, mọi người có thể ăn luôn cả đĩa khi ăn xong, không phải dọn dẹp. 

Cách đây 10 năm, anh Sakakibara đã tham dự một cuộc thi về thực phẩm nổi tiếng có tên B-1 Grand Prix. Tại sự kiện đó, anh đã chứng kiến rất nhiều đĩa nhựa được vứt bỏ khi mọi người sử dụng xong và nảy ra ý tưởng tạo ra những sản phẩm có thể thay thế những chiếc đĩa đó. 

Rác thải nhựa là một trong những vấn đề môi trường nan giải trên toàn cầu. Nhiều công ty cũng đang bắt đầu có những cách bảo vệ môi trường bằng cách thay thế các loại cốc, đĩa, ống hút thân thiện hơn. "Nếu ý tưởng này trở thành hiện thực thì nó rất có lợi cho môi trường" - Sakakibara nói. 

Anh Sakakibara là người có ý tưởng tạo ra những thứ vừa đựng được thức ăn vừa có thể ăn được

Gần đây, công ty của anh bắt đầu sản xuất chiếc đĩa có thể ăn được, trông giống như một chiếc kem ốc quế, có hình bầu dục và hình chữ nhật. Chúng có độ dày khoảng 5mm và có thể giữ được thực phẩm bên trên. 

Để có thể giữ được thức ăn trên đĩa, anh đã dùng phương pháp tạo bánh Senbei, một loại bánh quy giòn có tôm và tinh bột khoai tây. Đây là một trong những đặc sản của Hekinan. 

Những chiếc khay có thể ăn được

Nguyên liệu anh sử dụng là tinh bột khoai tây thay vì bột mì và bột ngô thường để sử dụng để tạo bánh kem quế. Theo anh Sakakibara, tinh bột khoai tây có khả năng nở khi nướng và anh nghĩ là khi nướng ở nhiệt độ cao trong khay kim loại thì nó sẽ cứng hơn và chống ẩm tốt. 

Anh cho biết ý tưởng này đã thực hiện được một năm sau nhiều lần thử nghiệm thất bại. Hiện những chiếc đĩa như thế này có nhiều hương vị thơm ngon như hành, khoai lang, ngô.

Những chiếc đĩa thế này có giá cao gấp 10 lần so với sản phẩm nhựa

Sau đó, công ty cũng đã tạo ra đũa có thể ăn được và bán từ năm 2017. Anh Sakakibara còn có ý định sản xuất thìa theo kiểu này vào màu hè năm nay. 

Sakakibara cũng tiết lộ rằng ý tưởng thay rác thải nhựa rất tốt cho môi trường nhưng ở Nhật vẫn ít công ty theo cách này. Bởi giá thành cao gấp 10 lần so với đĩa nhựa. Hơn nữa khách hàng cũng có thể không muốn ăn một chiếc đĩa được đặt trên chiếc bàn không được sạch sẽ cho lắm.

Tuy nhiên, anh Sakakibara tỏ ra lạc quan để duy trì doanh nghiệp của mình rằng mọi người có thể không ăn nhưng nếu hủy bỏ thì nó vẫn thân thiện với môi trường. Việc này có thể giúp mọi người nhận thức rõ hơn về vấn đề rác thải trên toàn cầu. 

(Theo Japantimes)

Minh Trần/giadinhmoi.vn

Tin liên quan