Lời chân thành chưa nói muốn gửi đến thầy cô 20/11

Trong suốt những tháng ngày cắp sách đến trường, thầy cô nào để lại cho bạn những ấn tượng sâu sắc khó phai? Đó có thể là những bài học hay những lần làm cô khóc? Bạn đã bao giờ đủ can đảm gửi những lời cám ơn hay xin lỗi chân thành?

Người đưa đò vẫn âm thầm mải miết, ngàn khách sang chẳng ngoảnh lại kiếm tìm. Chúng ta cứ bận rộn với những mối lo riêng, chạy theo những thú vui mới, bài học mới, con đường mới mà vô tình lỡ hẹn với thầy cô. Những cô cậu nhà họ “hứa”: hứa ra trường, rồi lễ tết, hay kỷ niệm 20/11 sẽ quay về nhưng đoạn ngày, đoạn tháng, đoạn năm, chúng ta vẫn để thầy cô mình đợi chờ trong mòn mỏi. Bao nhiêu người trong chúng ta lấy cớ thời gian không cho phép, hay khoảng cách địa lý quá xa xôi, chỉ lưu lại vài dòng “status” trên không gian mạng. Mà thầy cô mình không phải là “friend”.

Những lời xin lỗi, hay cảm ơn trực tiếp, trong thế giới hiện đại sao lại quá khó khăn? Cùng nghe những lời chưa nói từ những người học trò vẫn chờ dịp gặp lại thầy cô để tỏ bày.

Bài học từ cô theo em đến suốt cuộc đời - Thanh Tâm, cựu học sinh trường TĐN, Tp-HCM:

“Nếu chúng ta đã từng giúp đỡ một người khuyết tật khó khăn nhưng lại vô tình biết được đó là sự lừa dối để kiếm tiền trên lòng tốt của người khác, chắc hẳn hầu hết chúng ta sẽ chọn cách dừng lại không giúp đỡ nữa. Nhưng thay vì mang cảm giác hờn trách, ngờ vực cả thế giới, khi làm một việc tốt từ tâm, chúng ta hãy tin vào những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

Đây là bài học cô chủ nhiệm lớp 7 của mình từng dạy. Bài học này đã theo mình trên mỗi bước mình đi. Mình từng tự nhủ sẽ cám ơn cô trong lần gặp lại vào dịp 20/11 này. Nhưng tình hình dịch bệnh, việc tụ họp quả thật quá khó khăn”.

Sẽ hỗ trợ hết mình cho thế hệ đàn em như một phần đáp đền tiếp nối - Minh Hoàng – sinh viên ĐH Kinh tế Tp.HCM:

“Sau bao nhiêu năm tốt nghiệp và trọ học ở tỉnh, năm nào cô giáo tiểu học của mình vẫn dõi theo xem cả lớp thế nào, học hành ra sao, có khó khăn hay cần giúp đỡ gì không. Năm tụi mình sắp thi tốt nghiệp, cô còn kết nối với các anh chị từng là học trò của cô, đã tốt nghiệp và đi làm trên Sài Gòn để tổ chức trại hè dành riêng cho tụi mình.

Ở đó, mình được nghe hướng dẫn về môi trường đại học, khi đi làm và tính chất từng loại công việc khác nhau mà học sinh tỉnh lẻ không dễ gì biết được. Mình biết ơn cô lắm vì đã luôn dõi theo, giúp đỡ nhiều lứa học sinh như mình và luôn tự nhủ sẽ hỗ trợ hết lòng cho thế hệ đàn em như một phần đáp đền tiếp nối.”

Lời xin lỗi canh cánh trong lòng - Trường Giang – cựu học sinh trường NTH, Tp.HCM:

“Năm lớp 12, một lần mình vô tình lỡ lời, làm cô giáo dạy văn khóc. Nhưng cô vẫn thương cả lớp, thương mình và tổ chức lớp học thêm cho cả lớp ròng rã suốt mấy tháng trời từ sau khi thi học kỳ 2 đế kỳ thi tốt nghiệp, và đại học mà không thu chút học phí nào. Nhà cô nhỏ, các con cô phải sang nhà nội để nhường chỗ cho đám học trò chật cứng trong các giờ học. Khi còn nhỏ dại, còn ngại ngùng nói ra lời xin lỗi, nhưng lớn dần, cảm giác day dứt cứ canh cánh đó cứ mãi không thôi.”

Hãy lắng nghe đứa trẻ bên trong - Hoài Thương – cựu sinh viên ĐH Luật Tp.HCM:

“Mình gặp được cô hồi năm 2 đại học. Cô là người bạn, người chị, người thầy đầu tiên dạy mình về khái niệm “đứa trẻ bên trong”. Mỗi lần mình gặp vấn đề trong công việc hay băn khoăn về định hướng trong cuộc sống, cô chỉ ngồi cạnh và hỏi rất nhiều câu, để bản thân mình tự đào sâu, suy nghĩ và trả lời mà không hề đưa ra bất cứ lời khuyên nào.

Cô thường bảo chỉ có bản thân em mới biết em thật sự cần gì. Mình đã học cách lắng nghe bản thân như thế. Giờ cô mình đã ở nơi rất xa, ngày gặp lại mình mong được nói câu: em vẫn luôn thực hành theo lời cô dạy, và đứng vững dù không còn được cô dẫn dắt. Cám ơn cô.”

Thầy cô chẳng cần học trò phải cám ơn hay đền đáp, chỉ lặng lẽ gieo cho lớp lớp thế hệ học trò mầm tri thức tương lai. Năm nay, vì tình hình dịch bênh diễn biến phức tạp nếu không thể về thăm cô thầy, sao không nhấc máy alo để nói những lời từ tâm?

Nhà mạng di động trẻ Reddi với đuôi số ý nghĩa 2011 tin rằng, những con số sẽ gợi nhắc những câu chuyện cô thầy vô cùng ấm áp. Trong dịp 20/11 này, Reddi mong muốn trở thành cầu nối gắn kết thầy trò thông qua chương trình “055 – Reddi sóng khỏe, thầy trò vui vẻ”. Chỉ cần trò có lòng, Reddi sẽ thay bạn gửi một món quà bất ngờ đến thầy cô đáng kính của mình.

Thông tin chi tiết, vui lòng truy cập: https://reddiglobal.com/dau-gia-sim

 

 

 

Yến Anh/giadinhmoi.vn

Tin liên quan