‘GS Rùa’ bày cách dẹp nạn đánh giày, bán hàng rong trấn lột khách du lịch ở Hồ Gươm

Là người có thâm niên nhiều năm nghiên cứu văn hóa Hà Nội, GS Hà Đình Đức đề xuất phương án để giảm thiểu hiện tượng khách du lịch bị chặt chém, trấn lột.

Mới đây, Công an quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã triệu tập làm việc với 9 đối tượng có hành vi chèo kéo, ép buộc du khách mua bánh rán, đánh và sửa giày...

Các đối tượng đã khai nhận hành vi chèo kéo ép buộc khách du lịch mua bánh rán, đánh và sửa giày trong khoảng thời gian đầu tháng 10/2018.

Là người có thâm niên nhiều năm nghiên cứu văn hóa Hà Nội, GS Hà Đình Đức luôn theo dõi sát sao các vụ việc như trên. 

Khi bị ép, hai vị khách bỏ chạy vào một quán cà phê trên đường Lê Thái Tổ nhờ người trợ giúp - Ảnh: Quang Thế

Trao đổi với Gia Đình Mới sáng ngày 2/11, GS Hà Đình Đức bày tỏ, hiện tượng khách du lịch bị trấn lột không hiếm và vẫn tồn tại. 

Hà Nội là nơi thu hút khách du lịch nước ngoài, đặc biệt là khu vực Hồ Hoàn Kiếm. Nơi đây có nhiều du khách nước ngoài nên tập trung nhiều đối tượng trấn lột khách du lịch. Chính điều này đã làm ảnh hưởng xấu tới hình ảnh của Thủ đô Hà Nội và cần phải ngăn chặn triệt để”, GS Hà Đình Đức bày tỏ. 

Thường xuyên có mặt tại khu vực hồ Hoàn Kiếm, giáo sư Hà Đình Đức cho hay: “Nhiều khi, tôi thấy những người mặc đồng phục bảo vệ lang thang chỗ này chỗ kia mà không xác định được việc mình làm để ngăn chặn tình trạng đó”. 

Các lực lượng chức năng cần phải nâng cao việc giám sát, kiểm tra quanh khu vực hồ Hoàn Kiếm để các đối tượng không thể hoạt động được. 

Có thể bố trí lực lượng chức năng tại nơi những người có hành vi này hoạt động”

Về phương án giảm thiểu và ngăn chặn tình trạng đó, GS Đức đề xuất: “Cấm tuyệt đối người đánh giày và bán hàng rong trong khu vực hồ Hoàn Kiếm”.

Giáo sư Hà Đình Đức là nhà khoa học nghiên cứu về văn hóa, lịch sử Hà Nội, từng giảng dạy hơn 40 năm tại khoa Sinh (ĐH Khoa học tự nhiên - ĐHQG Hà Nội). Hồ Gươm là đề tài luôn cuốn hút ông.

Ông còn là người có thời gian theo dõi, nghiên cứu lâu nhất về cụ rùa Hồ Gươm, bắt đầu từ năm 1991.

Mọi người gọi ông bằng cái biệt danh đơn giản, dễ nhớ là "Giáo sư rùa". Tới nay, ông đã chủ trì nhiều công trình nghiên cứu khoa học về rùa Hồ Gươm, hệ sinh thái Hồ Gươm.

Ông là thành viên Quốc tế Bảo vệ các loài động vật và thực vật quý hiếm (Species Survival Commission – SSC/IUCN), hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Thủ Đô Hà Nội, hội các ngành Sinh học Hà Nội, tổ chức Jersey Wildlife Preservation Trust, hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, hội Khoa học Lịch sử Việt Nam năm 2006, hội Di sản Văn hóa Việt Nam, Uỷ viên Danh dự Uỷ ban Bảo vệ Vườn Quốc gia.

An Chi/giadinhmoi.vn

Tin liên quan