Đưa 5 triệu cho 4 miệng ăn/tháng mà động hỏi tiền là hết, chả biết vợ tôi tiêu gì lắm vậy

'Đợt này bố tôi bảo sửa mộ ở quê, tôi mới hỏi vợ để lấy 30 triệu. Nhưng cô ấy bảo làm gì có đồng nào. Trong khi mỗi tháng tôi đưa 5 triệu đi chợ, con thì nhỏ, ăn uống có bữa chỉ ăn rau, thế tiền đi đâu mà hết?!'

Chi tiêu trong gia đình bao nhiêu là đủ, bao nhiêu mới được gọi là tiết kiệm luôn là cuộc tranh cãi không có hồi kết giữa các cặp vợ chồng bởi không nhà nào giống nhà nào.

Thông thường, trong gia đình người phụ nữ sẽ được ưu ái giao cho nhiệm vụ 'tay hòm chìa khóa', quán xuyến việc nội trợ.Tưởng đâu việc được cầm tiền lương của chồng để lo chi tiêu trong gia đình là sướng, nhưng chỉ những người thực sự trải qua mới hiểu nó khó khăn thế nào.

Câu chuyện được một ông chồng chia sẻ đã thu hút sự chú ý trên mạng xã hội. Cụ thể, vợ chồng anh vừa có thêm em bé thứ hai được vài tháng. Sau khi sinh, người chồng muốn vợ nghỉ việc ở nhà chăm con vì không nhờ được nội ngoại giúp đỡ.

Một thời gian sau, khi chị vợ tỏ ý không bằng lòng, muốn đi làm trở lại để cùng chồng chia sẻ gánh nặng kinh tế thì anh lại một mực quả quyết có thể cáng đáng hết 3 cái tàu há mồm.

Được biết, người chồng thu nhập 13 triệu/tháng. Anh đưa vợ 5 triệu/tháng để chi tiêu cho cả gia đình 4 người: '2 đứa tɾẻ bé tí, một đứa bú mẹ, một đứa 3 tuổi ăn mấy hạt cơm, vợ thì chỉ ở nhà, không ra ngoài nên cũng không cần tiêu đến tiền.

Thậm chí thi thoảng có hôm tôi về giữa tɾưa thấy mâm cơm của vợ có mỗi bát rau luộc với đĩa thịt, vợ ăn tiết kiệm thế thì tháng chắc hết 2 triệu là cùng'

Cho rằng vợ chi tiêu dè xẻn không thể hết 5 triệu/tháng, do đó cuối năm, khi có việc ở quê, anh quyết định hỏi vợ tiền tiết kiệm để đóng góp.

'Đợt này bố tôi bảo sửa mộ ở quê, tôi mới hỏi vợ để lấy 30 triệu. Nhưng cô ấy bảo làm gì có đồng nào. Trong khi mỗi tháng tôi đưa 5 triệu đi chợ, con thì nhỏ, ăn uống có bữa chỉ ăn rau, thế tiền đi đâu mà hết?!'

Anh chồng cảm thấy tức giận vì vợ không biết cân đo đong đếm, quán xuyến tiền bạc trong gia đình.

Thậm chí, anh còn trách mắng vợ hoang phí. Cho đến khi được cô đưa cho xem bảng chi tiêu của gia đình trong tháng vừa qua, kèm theo lời giải thích nhẹ nhàng:''Anh thấy em chỉ dám ăn rau mà anh còn không biết thương vợ. Con anh có phải chỉ bú sữa mẹ đâu, đứa lớn cai sữa thì phải uống sữa ngoài.

Cũng phải mua thức ăn nấu cháo cho con, tiền bỉm, tiền nọ tiền kia, thỉnh thoảng lại thuốc men các kiểu. Bữa tối anh thấy lúc nào em cũng phải nấu tươm tất để bồi bổ cho anh đó thôi. 5 triệu/ tháng cho 4 con người là em đã phải tiết kiệm lắm, giờ cái gì cũng đắt đỏ, 5 triệu làm sao đủ. Đấy là em còn nhận việc làm thêm ở nhà mới đủ chi tiêu đấy nên anh đừng nói là nhiều nhé'.

Mặc dù đã rất dè sẻn nhưng cả nhà vẫn tiêu hơn 7 triệu/tháng, bao gồm cả số tiền có được từ thu nhập do chị vợ vừa ở nhà chăm con vừa tranh thủ làm thêm.

Hóa ra, chỉ vì không muốn dồn gánh nặng lên chồng nên người vợ mới luôn ‘cố tỏ ra là mình ổn’ trước mặt anh. Thế mới biết, việc nắm giữ tiền bạc trong gia đình thực ra chẳng hề sung sướng tí nào. Định bụng lên mạng chê bai, trách móc vợ, anh chồng không ngờ bị 'ném đá' tơi tả vì đã chi ly, tính toán từng đồng còn ích kỷ với vợ con.

Thậm chí, nhiều chị em còn thách đố anh cầm 5 triệu đồng/tháng chi tiêu cho cả nhà mà vẫn để ra được một khoản tiết kiệm, hoặc ở nhà chăm con cho vợ đi làm kiếm tiền để thấu hiểu nỗi vất vả của người phụ nữ.

Cũng từ chính câu chuyện trên, nhiều cô gái cũng tự học được rằng phụ nữ hiện đại cứ phải tự chủ, độc lập tài chính mới sống tốt được. Kể cả chồng có vỗ ngực ‘anh nuôi’ cũng đừng bao giờ nên tin. Chỉ khi kiếm được tiền từ chính sức lao động của mình thì người đàn ông mới trân trọng.


Tin liên quan