Chợ Viềng Nam Định được tổ chức vào ngày mồng 8 tháng Giêng hàng năm, thế nhưng bắt đầu từ ngày mồng 7 đã có rất nhiều người đổ về chợ để mua bán. Chợ Viềng nổi tiếng với cái tên là chợ 'mua may bán rủi'.
Chợ Viềng (lối gọi theo tiếng cổ của Chợ Xuân) là phiên chợ đầu năm họp vào đêm mùng 7 ngày mùng 8 ở Nam Định. Theo gia phả họ Trần thì chợ Viềng có từ thời cổ xưa và hình thành theo tục lệ làng xã của người dân địa phương. Từ " Viềng" là từ Hán Việt có nghĩa là: thăm hỏi, viếng thăm, trò chuyện. Nam Định có 4 chợ đó là:
Chợ Viềng gần phủ Dầy, ở huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định - còn gọi là chợ Viềng Phủ.
Chợ Viềng Nam Định một năm chỉ họp đúng một phiên duy nhất vào chiều mồng 7 tết kéo dài qua đêm đến hết ngày mồng 8. Chợ Viềng cũng chỉ có ở duy nhất tỉnh Nam Định.
Hội chợ Viềng (bao gồm chợ Viềng Nam Giang và chợ Viềng Phủ Dày) là một trong những điểm đến thu hút khách thập phương nhiều nhất. Chợ Viềng Nam Giang (hay còn gọi là chợ Viềng Chùa) và chợ Viềng Phủ Dày (chợ Viềng Phủ) đều họp từ sáng ngày mồng 7 kéo dài đến hết ngày mồng 8 tháng Giêng hàng năm đón khách thập phương tới du xuân, mua sắm nông cụ, cây giống để xuống đồng hay cây cảnh, đồ cổ về để trưng trong nhà.
Chợ Viềng Nam định từ xưa đến nay chủ yếu bán các loại nông cụ, đồ dùng sản xuất nông nghiệp như thúng, mủng, quang gánh, liềm, cuốc xẻng. Những người đến với chợ Viềng chủ yếu để mua những dụng cụ sản xuất với mong muốn, niềm tin và hy vọng sẽ giúp họ có một mùa màng bội thu, no đủ cả một năm.
Ngoài dụng cụ lao động hay các đồ vật bằng kim loại, khi đến chợ Viềng bạn cũng có thể mua các loại cây cảnh, cây trồng. Người mua mua cây ở chợ Viềng với ý nghĩa lấy lộc đầu năm, từ cây cảnh cho tới các cây ăn quả.
Hiện nay đến chợ Viềng còn một thứ không thể không mua đó chính là thịt bò, thịt bê. Đối với các loại thịt trâu - bò, theo nhà nghiên cứu Hồ Đức Thọ, thịt bò là lễ vật dâng mẫu Liễu Hạnh, nên mua thịt bò tại phiên chợ Viềng người mua cũng cảm thấy như xin được lộc Mẫu.