Đầu năm nên đi chùa ngày nào để cả năm may mắn, bình an

Đi chùa là một nét đẹp văn hóa tâm linh đã gắn liền với người Việt mỗi dịp tết đến xuân về. Thế nhưng không phải đi chùa ngày nào cũng tốt. Vậy đầu xuân năm mới nên đi chùa ngày nào để cả năm may mắn, bình an

  Đầu năm nên đi chùa ngày nào để cả năm may mắn, bình an

Đầu năm nên đi chùa ngày nào để cả năm may mắn, bình an

Những ngày nên đi chùa vào dịp đầu năm mới để gia chủ may mắn, bình an

Mùng 1 tết

Theo phong tục từ xa xưa của người Việt, mùng 1 tết lên chùa đã trở thành một tục lệ vô cùng quen thuộc. Thậm chí gia chủ cũng có thể lên chùa từ đêm giao thừa. Mùng 1 đầu năm là một ngày tốt đi chùa cầu bình an, hạnh phúc, sức khỏe cho bản thân, cho gia đình. Cầu một năm tai qua nạn khỏi, gia đình hòa thuận, thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc.

Nên đi chùa vào mùng 1 cũng đồng nghĩa cả năm bạn sẽ có được sự an lạc, cả năm may mắn. Hứa hẹn một năm mới tràn ngập tin vui.

Mùng 2, mùng 3 tết

Ngày mùng 2, mùng 3 tết được coi là ngày lễ đón Hỷ thần (đón sự may mắn, hạnh phúc), đón thần tài về với gia chủ. Vậy nên 2 ngày này cũng được coi là một ngày tốt để đi chùa đầu năm để cầu được nhiều tài lộc, tiền bạc dư giả cho cả năm. 

Đầu năm nên đi chùa ngày nào để cả năm may mắn, bình an 1

Mùng 4 tết 

Ngày mùng 4 tết thông thường là ngày các gia đình đón các bị thần từ thiên đình về hạ giới tiếp tục cai quản 1 năm. Theo dân gian quan niệm, nếu thành tâm đi chùa vào ngày mùng 4 thì điều bạn mong muốn sẽ  thành hiện thực.

Đây cũng được coi là ngày cầu gì được nấy, đặc biệt những ai muốn cầu tình duyên hoàn toàn có thể chọn ngày này. 

Mùng 6 tết

Theo ông bà ta quan niệm, mùng 6 tết luôn là ngày bình an. Đặc biệt hơn mùng 6 năm nay cũng là một ngày rất tốt để xuất hành cho các chuyến đi. Vậy nên nếu đi chùa đầu năm vào ngày này cầu bình an, sức khỏe, hạnh phúc và may mắn cho gia đình và bản thân sẽ rất tốt. 

Những lưu ý khi đi lễ chùa đầu năm

Đồ lễ dâng hương ở chùa chỉ nên dâng đồ chay: hương, hoa tươi, quả chín, oản, xôi, chè. Tuyệt đối không đặt lễ mặn ở khu vực Phật điện, tức là chính điện, nơi thờ tự chính của chùa. 

Cúng Phật tại chùa không nên sắm sửa, đốt vàng mã. Nếu có vàng mã chỉ nên đặt ở ban thờ thần linh, thờ Thánh Mẫu hay ban thờ Đức Ông. Hạn chế tối đa việc thắp hương trong chùa, không tự ý sử dụng hay mang đồ của nhà chùa về. 

  Hạn chế thắp hương, cúng, đốt vàng mã khi đi chùa

Hạn chế thắp hương, cúng, đốt vàng mã khi đi chùa

Đi chùa không được đi từ của giữa vào chính điện. Khi đi qua cổng Tam quan vào chùa, đi vào bằng cửa Giả quan (bên phải) và đi ra bằng của Không quan (bên trái). Cửa ở giữa hay còn gọi là cửa Trung quan chỉ dành riêng cho Thiên tử, bậc cao tăng, bậc khoa bảng đi vào chùa và đi ra cũng theo cửa này.

Chú ý đi chùa mặc quần áo lịch sự, không nên mặc đồ ngắn, hở hang. Với nữ đi chùa không nên mặc váy, nếu mặc thì cần mặc váy dài và kín đáo. 

Hạ An

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính