Sau Tết các gia đình thường đem trồng cây hoa đào trưng trong nhà. Vậy chăm đào sau Tết thế nào để cây phát triển tốt, không sâu bệnh. Dưới đây là thông tin hữu ích cho bạn.
Cũng giống như quất, để cây đào có thể sinh trưởng, phát triển tốt sau Tết Nguyên đán bạn cần chú ý một số thông tin sau:
Trước hết, bạn nên dùng các chế phẩm giúp đào ra rễ nhanh và mạnh hơn trước khi đem đi trồng. Vì đào cảnh thường nở hết toàn bộ lộc non và nụ còn lại thế nên phần lớn trong bầu sẽ cạn kiệt chất dinh dưỡng. Lúc này, bạn nên tưới nước ẩm cho bầu đào để duy trì sự sống của cây.
Nên dùng chế phẩm hỗ trợ trước khi trồng đào từ 10 - 15 ngày, như thế tỉ lệ đào sống được sẽ cao hơn.
Giống quất, cây đào thường không chịu được úng nước vì thế bạn cần chọn khu đất cao ráo, tháo nước tốt và quan trọng là đất tơi xốp.
Ngoài phần đất có sẵn trong chậu đào cũ, bạn nên chuẩn bị một hỗn hợp đất mới với tỉ lệ 3 - 4 phần đất sẽ trộn 1 phần phân hữu cơ, như thế đào mới có đủ dinh dưỡng để sinh trưởng và phát triển tốt.
Bạn nên bón lót khoảng 3 - 5kg phân hữu cơ cho đào. Tùy thuộc vào độ lớn nhỏ của cây mà tăng giảm lượng phân cho phù hợp. Chú ý, nên bón ngay sau 20 ngày trồng đào cho tới tháng 9 hàng năm. Đừng quên tưới nước đủ ẩm cho đào trong suốt thời kỳ này như thế cây mới hấp thụ phân tốt nhất nhé.
Quá trình chăm sóc đào sau Tết, ngoài việc bón phân, tưới nước thì phòng trừ sâu bệnh cũng rất quan trọng. Khi thấy đào có dấu hiệu bị bệnh, lá vàng và rụng dần thì cần sử dụng thuốc phòng ngừa ngay.
Trường hợp đào lở cổ rễ hoặc đốm lá thì cần dùng thuốc đặc trị như thế mới giúp cây phát triển bình thường. Nên dùng một số sản phẩm phòng trừ để tránh cho rệp sáp tấn công đào.
Nên tạo thế đào từ sớm như thế sẽ giúp công việc trở nên dễ dàng hơn. Chú ý, quá trình này cần tiến hành liên tục từ 5 - 7 ngày/lần cho tới khi đạt được thế ưng ý.
Vừa rồi là một số kỹ thuật chăm sóc đào sau Tết dành cho các gia đình. Hi vọng, bài viết đã mang đến cho bạn thông tin hữu ích. Chúc thành công!