Rau mồng tơi (rau mùng tơi) có tác dụng nhuận tràng, lợi tiêu hóa, tán nhiệt, mát máu, lợi tiểu, làm đẹp da. Vậy, bà đẻ ăn rau mồng tơi được không? Bà đẻ ăn rau mồng tơi thế nào thì tốt?
Rau mồng tơi (hay còn gọi rau mùng tơi) là loại rau phổ biến ở nước ta, có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon lợi cho sức khỏe và có khả năng thanh nhiệt rất hiệu quả.
Trong rau mồng tơi có vitamin A3, vitamin B3, chất saponin, chất nhầy và chất sắt, axit folic. Theo Đông y, rau mồng tơi có vị chua ngọt, tính lạnh, không độc; tác dụng thanh nhiệt, hoạt tràng, lương huyết, giải độc… rất tốt cho phụ nữ có thai. Tại Indonesia, rau mồng tơi được sử dụng làm thuốc chữa trẻ con bị táo bón, phụ nữ đẻ khó. Tại Trung Quốc, có nơi người ta dùng rau mồng tơi giã nát đắp chữa vú sưng, nứt, giải độc.
Khi nhắc đến rau mồng tơi người ta còn nghĩ ngay đến tác dụng nhuận tràng, lợi tiêu hóa, tán nhiệt, mát máu, lợi tiểu, làm đẹp da, trị rôm sảy khá hiệu quả, rất thích hợp cho mùa hè. Mồng tơi có tác dụng nhuận tràng, thải chất béo làm giảm béo phì rất thích hợp cho người có mỡ và đường trong máu cao.
Mồng tơi là một loại rau có chứa vitamin A, B3, chất saponin, chất nhầy và chất sắt rất tốt cho thai phụ… Trong sách y học cổ, trong mồng tơi còn có tác dụng hoạt thai làm dễ sinh.
Còn đối với bà đẻ thì mồng tơi cũng là một món ăn rất tốt cho sức khỏe, lợi sữa. Mồng tơi nấu với gà ác, đậu đen ninh nhừ ăn nóng cả nước và cái, mỗi tuần 1 - 2 lần sẽ giúp bà đẻ nhiều sữa, da dẻ trở nên hồng hào, tóc đen mượt trở lại.
Ăn rau mồng tơi còn giúp lưu thông khí huyết, nhuận tràng, giảm chứng táo bón sau sinh rất hiệu quả.
Do đó, bà đẻ có thể ăn rau mồng tơi để sữa về dồi dào và làm đẹp nữa nhé!
Ngoài những tác dụng trên, bà đẻ ăn rau mồng tơi còn có nhiều lợi ích sức khỏe khác. Cụ thể:
Chữa táo bón
Rau mồng tơi 500 g, cho mắm, muối, tương, giấm nấu thành canh ăn cơm hằng ngày. Sử dụng vài ngày là đại tiện sẽ thông, không còn táo bón.
Dưỡng da, làm mịn nếp nhăn
Ăn rau mồng tơi giúp lưu thông khí huyết, nhuận tràng giúp da dẻ mịn màng, tươi trẻ.
Bà đẻ có thể dùng rau mồng tơi để dưỡng da bằng cách lấy vài lá mồng tơi non giã lấy nước cốt, cho vài hạt muối, thoa đều lên mặt vài lần trước khi đi ngủ.
Chữa khí hư, suy nhược
Món gà ác nấu với mồng tơi giúp phụ nữ sau sinh bồi bổ. Người bị đau dạ dày, ợ chua ăn món này cũng tốt.
Mặc dù có nhiều lợi ích như vậy, nhưng rau mồng tơi có tính hàn lại nhuận tràng. Do đó, nếu bà đẻ bị tiêu chảy, đại tiện lỏng, có bệnh về thận thì không nên ăn rau mồng tơi.
Để giảm tính hàn của rau mồng tơi, cần nấu mông tơi thật kỹ hoặc nấu mồng tơi cùng với một số loại thực phẩm có nguồn gốc động vật.