Tôm là thực phẩm có chứa nhiều chất dinh dưỡng, tuy nhiên nhiều người cho rằng không nên ăn tôm trong thai kỳ. Vậy bà bầu có được ăn tôm không? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây.
Tôm rất tốt cho sức khỏe mẹ bầu và nên được đưa vào chế độ ăn uống khi mang thai. Tuy nhiên, bạn nên giới hạn mức tiêu thụ ở mức 340g một tuần và nên được chế biến đúng cách.
Tôm được biết đến là nguồn axit béo omega-3 quan trọng thứ hai. Axit béo DHA rất quan trọng đối với thai nhi đang phát triển vì nó hỗ trợ sự phát triển của não, hệ thần kinh trung ương và mắt.
Một nghiên cứu chỉ ra rằng những bà mẹ mang thai ăn hải sản sẽ sinh ra những đứa trẻ có kỹ năng nhận thức và phát triển thần kinh tốt hơn. Vì cơ thể chúng ta không thể tạo ra các axit beo thiết yếu, chúng ta cần các nguồn như tôm để đáp ứng nhu cầu.
Canxi, kali, natri và magie là những khoáng chất cần thiết trong thai kỳ. Chúng kích thích sức khỏe của xương và điều chỉnh sản xuất enzyme. 100g tôm tươi cung cấp khoảng 100mg canxi, 300mg phốt pho và 40mg selen. Tôm cũng chứa các vitamin A,D,E,B12 và B3.
Canxi và phốt pho rất cần thiết cho xương và răng phát triển. Selen tăng cường khả năng miễn dịch cho mẹ bầu.
Tôm chứa hàm lượng sắt cao. Ăn tôm giúp giảm nguy cơ thiếu máu trong thai kỳ và hỗ trợ cung cấp máu đầy đủ cho thai nhi. Nó cũng làm giảm nguy cơ sinh non.
Tôm là hải sản ít chất béo, có nghĩa là bạn không cần phải lo lắng về việc tăng cân quá mức khi mang thai.
Bạn không bao giờ được ăn đồ sống hay chưa nấu chín. Nó có thể chứa vi khuẩn gây bệnh và lây nhiễm cho thai nhi qua nhau thai, thậm chí có thể gây sảy thai.