Cứ 4 năm chúng ta mới lại được trải qua một ngày 29/2 như năm nay và đây cũng là năm nhuận. Vậy đằng sau ngày này có những điều gì đặc biệt?
Cứ 4 năm mới lại có thêm 1 ngày 29/2 thay cho 28 ngày như bình thường, và cứ đến năm này sẽ được tính là một năm nhuận. Dưới đây là những điều đặc biệt về ngày 29/2 có thể bạn chưa biết:
1. Ngày 29/2 có liên quan đến thiên văn
Trái Đất mất khoảng 365,2422 ngày để có thể quay hết 1 vòng quanh Mặt Trời, vì thế con người đã thêm 1 ngày vào năm nhuận để cân bằng lại các tháng trong năm trong lịch Gregorius.
Những năm được coi là năm nhuận nếu chúng vừa chia hết cho 100 và cũng chia hết cho 400. Ngoài ra vẫn có một vài nguyên tắc ngoại lệ vì một năm dương lịch ngắn hơn 365,25 ngày một chút.
2. Cứ 4 năm mới có ngày 29/2 một lần
Ngày 29/2 chỉ xuất hiện 4 năm một lần vào các năm trước đó là 2004, 2008, 2012, 2016, năm 2020 và tiếp theo sẽ là năm 2024... Những năm nào có số chỉ năm chia hết cho 100 nhưng không chia hết cho 400 không phải là năm nhuận, ví dụ như các năm 1700, 1800, 1900, 2100 chỉ có 365 ngày.
3. Ngày 29/2 phụ nữ "được quyền" cầu hôn đàn ông
Theo truyền thuyết vào thế kỷ thứ V khi một nữ tu sỹ người Ireland tên là St Bridget đã phàn nàn với thần hộ mệnh của nước này, thánh Patrick về việc người phụ nữ phải đợi chờ quá lâu để "nửa kia" nói lời cầu hôn. Thánh Patrick sau đó đã quyết định chọn ngày 29/2 là ngày phụ nữ có thể "cầu hôn" với nam giới để đi tới bến bờ hạnh phúc.
Năm 1288, Scotland đã thông qua đạo luật cho phép phụ nữ được cầu hôn nam giới trong năm nhuận.
4. Điều đặc biệt gì khi bạn sinh vào ngày 29/2?
Những người sinh vào ngày 29/2 được gọi là "leaper" hay "leaping", những người này có thể chọn ngày 28/2 hoặc 1/3 để làm sinh nhật nếu không muốn 4 năm mới được tổ chức sinh nhật một lần. Cơ hội để bạn được sinh ra vào ngày 29/2 là 1/1.461.
5. Có khoảng bao nhiêu người sinh vào ngày 29/2 trên thế giới?
Trên thế giới có xấp xỉ khoảng 4,1 triệu người sinh ra vào ngày 29/2.
6. Bệnh hiếm và đám cưới
Ngày 29/2 được lấy làm ngày kỷ niệm của Bệnh hiếm gặp. Ngày này đã được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 2008 khi một nhóm bệnh nhân mắc phải các chứng bệnh hiếm gặp đến từ nhiều nước khác nhau tụ hội lại và tổ chức một chiến dịch nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng.
Còn tại Hy Lạp, các cặp đôi vẫn cứ thường né tránh năm nhuận bởi có quan niệm cho rằn đây là một năm xấu.
7. Lịch khác và năm nhuận
Đối với người Ấn Độ, lịch của họ trong những nửa đầu năm đều có 31 ngày trong khi nửa cuối năm sẽ có 30 ngày.
Trong lịch hiện đại của người Iran, một năm dương lịch sẽ có thêm 8 ngày nhuận cứ mỗi 33 năm một lần.