Google thông báo năm 2020 là Năm Nhuận
Sau khi thay đổi logo tôn vinh Hiệp sĩ John Tenniel ngày hôm qua (28/2), Google Doodle đã thay đổi thông báo thành sô 29 ở chữ O chính giữa nhằm thông báo năm 2020 là Năm Nhuận. Và ngày 29/2 là Ngày Nhuận.
Năm Nhuận là gì?
Năm nhuận là những năm có 366 ngày (lịch dương) và cách 4 năm dương lịch liên tiếp xuất hiện 1 lần.
Cách tính Năm Nhuận
Lịch tính thời gian theo mặt trời được gọi là dương lịch. Là khi trái đất quay trọn một vòng xung quanh mặt trời mất 365 ngày 6 giờ. Năm dương lịch có số nguyên là 365 ngày.
Như vậy, một năm dương lịch còn thừa lại 6 giờ và nếu 4 năm dồn lại sẽ thừa 24 giờ, tương ứng một ngày. Ngày nhuận hay nhiều nơi gọi là ngày nhuần theo dương lịch được quy ước vào tháng 2 có 29 ngày thì ngày 29 tháng 2 được gọi là ngày nhuận, những năm có 356 ngày thì tháng 2 có 28 ngày.
Lịch tính thời gian theo mặt trăng được gọi là âm lịch. Tháng mặt trăng trung bình có 29,5 ngày. Một năm âm lịch có 354 ngày, nó ngắn hơn năm dương lịch đến 11 ngày. Vậy cứ 3 năm lại ngắn hơn 33 ngày (hơn 1 tháng).
Để âm lịch vừa chỉ được tuần trăng, vừa không sai lệch nhiều với thời tiết của 4 mùa, thì cứ 3 năm âm lịch người ta phải cho thêm một tháng nhuận để năm âm lịch và dương lịch không sai nhau nhiều. Tuy nhiên, như vậy vẫn chưa đủ, năm âm lịch vẫn chậm hơn so với năm dương lịch. Người ta khắc phục tình trạng trên bằng cách là cứ 19 năm lại có một lần cách 2 năm thêm một tháng nhuận.
Cách tính Năm Nhuận và Tháng Nhuận Dương lịch
Trong 19 năm dương lịch có 228 tháng dương lịch, tương ứng với 235 tháng âm lịch, thừa 7 tháng so với năm dương lịch, gọi là 7 tháng nhuận. Bảy tháng trước đó được quy ước vào các năm thứ 3, 6, 9 hoặc 8, 11, 14, 17, 19 của chu kỳ 19 năm.
Việc tính Năm Nhuận Dương lịch và Năm Nhuận Âm lịch tuy không phức tạp, nhưng tính tháng nhuận của năm AL thì rất phức tạp.
Quy ước những năm dương lịch nào chia hết cho 4 thì năm đó là Năm Nhuận.
- Ví dụ: 2019 không chia hết cho 4 nên 2019 không phải năm nhuận.2020 chia hết cho 4 nên năm 2020 là năm nhuận.
Ngoài ra, với những năm tròn thế kỷ (những năm có 2 số cuối là số 0) thì các bạn lấy số năm chia cho 400, nếu chia hết thì năm đó là năm có nhuận (hoặc 2 số đầu trong năm chia hết cho 4).
- Ví dụ: 1600 và 2000 là các năm nhuận nhưng 1700, 1800 và 1900 không phải năm nhuận. Tương tự như vậy, 2100, 2200, 2300, 2500, 2600, 2700, 2900 và 3000 không phải năm nhuận, nhưng 2400 và 2800 là các năm nhuận.
Năm Nhuận dương lịch sẽ có thêm 1 ngày. Ngày nhuận sẽ là ngày 29 tháng 2 dương lịch
Cách tính Năm Nhuận và Tháng Nhuận Âm lịch
Cách tính Năm Nhuận Âm lịch được tính bằng cách: lấy số năm dương lịch tương ứng đó chia cho 19, nếu số dư là một trong các số: 0; 3; 6; 9 hoặc 11; 14; 17 thì năm âm lịch đó có tháng nhuận.
Ví dụ:
- Năm 2014 là năm nhuận âm lịch (thêm một tháng) vì 2014 chia hết cho 19 số dư là 0.
- Năm 2015 không phải năm nhuận âm lịch vì 2015 chia cho 19 dư 1.
- Năm 2016 không phải năm nhuận âm lịch vì 2016 chia cho 19 dư 2.
- Năm 2017 là năm nhuận âm lịch vì 2017 chia cho 19 dư 3.
- Năm 2019 không phải năm nhuận âm lịch vì 2019 chia cho 19 dư 5.
- Năm 2020 là năm nhuận âm lịch vì 2020 chia cho 19 dư 6.
Đối với Âm lịch, Năm Nhuận sẽ thêm một tháng có nghĩa là sẽ có 13 tháng trong năm. Theo quy luật thì âm lịch chỉ có 12 tháng nên năm nhuận sẽ có 2 tháng liên tiếp nhau, Tháng liên tiếp nhau sẽ.
Bảng năm nhuận và tháng nhuận của âm lịch:
Việc đưa ra năm nhuận chỉ là một thủ pháp của các nhà làm lịch nhằm giúp năm âm lịch và dương lịch không sai lệch nhau quá nhiều, không có hàm ý gì về thời tiết, khí hậu.
Hoàng NamBạn đang xem bài viết Năm Nhuận là gì? Cách tính Năm Nhuận Dương Lịch/Âm lịch tại chuyên mục Tin tức của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].