7 bệnh dễ lây nhiễm khi đi bơi mùa hè

Mùa hè nóng nực, mọi người rất thích đi bơi để xả nhiệt. Tuy nhiên khi đi bơi cũng có nguy cơ lây nhiễm một số bệnh.

Khi đi bơi tại các bể bơi công cộng hay ở hồ, biển, mọi người cần lưu ý tới các bệnh dễ lây nhiễm sau:

 Bệnh ngoài da

Nếu bể bơi có quá nhiều người hoặc không thực hiện nghiêm ngặt các quy trình khử khuẩn sẽ dẫn đến tình trạng ô nhiễm nguồn nước. Nồng độ vi khuẩn vượt trên mức cho phép dễ gây ra các phản ứng viêm nang lông, viêm lỗ chân lông. Biểu hiện các bệnh ngoài da bạn có thể nhận thấy ngay như mẩn đỏ, ngứa, sần sùi hoặc da xuất hiện các nốt mụn nước.

Chưa kể đến việc trong số những người đi bơi có thể có những người mắc bệnh ngoài da. Đây sẽ là nguồn phát tán mầm bệnh nguy hiểm ra môi trường nước. Đặc biệt, nấm da là căn bệnh rất dễ lây truyền tại các bể bơi bởi nấm có thể bám vào quần áo hay kính bơi của tất cả mọi người.

Đau mắt đỏ

Ngoài các bệnh về da, đau mắt đỏ là bệnh thường gặp tại các bể bơi công cộng do tính chất dễ lây lan của bệnh. Một số người không có thói quen sử dụng kính bơi mà mở mắt trực tiếp dưới nước sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Việc để niêm mạc mắt tiếp xúc trực tiếp với nước bể bơi khiến mắt dễ bị khô, nhiễm khuẩn, từ đó giảm sức đề kháng của mắt.

Các bệnh tai, mũi, họng

Bạn cũng có thể mắc những bệnh về tai, mũi, họng khi đi bơi ở bể bơi công cộng. Mọi người thường ít quan tâm đến việc nên sử dụng mũ bơi khi đi bơi, phần vì đây không phải là trang bị quá phổ biến, phần vì nó gây ra cảm giác khó chịu. Điều này khiến nước bể bơi chứa các loại vi khuẩn, nấm mốc dễ dàng xâm nhập và đọng lại ở trong tai. Nếu không vệ sinh đúng cách sẽ gây ra các cơn ngứa ngáy, khó chịu. Thậm chí, nặng hơn có thể khiến tai mưng mủ, chảy nước vàng, viêm tai ngoài và giảm thính lực.

7 bệnh dễ lây nhiễm khi đi bơi mùa hè.

Bệnh vùng kín

Nấm phụ khoa hay các căn bệnh lây lan qua đường sinh dục khác, đặc biệt là bệnh lậu có thể phát sinh do nguồn nước không đảm bảo hoặc có người mắc bệnh trong hồ bơi. Các căn bệnh vùng kín không chỉ gây ra những khó chịu tức thời mà về lâu dài còn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

Bệnh về đường tiêu hóa

Mặc dù nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóa không cao bằng các loại bệnh khác nhưng điều đấy không có nghĩa hệ tiêu hóa của bạn an toàn nếu bạn thường xuyên "uống" nước bể bơi trong một thời gian dài. Chúng có thể gây ra tình trạng đau bụng nhẹ, rối loạn chuyển hóa, lâu dài là viêm dạ dày, tiêu chảy, thậm chí viêm ruột – đều là những căn bệnh ảnh hưởng "kha khá" tới tình trạng sức khỏe của bạn đấy!

Bệnh hen

Bệnh hen ở trẻ có thể xảy ra khi các em đi bơi nhiều. Thủ phạm gây ra căn bệnh này chính là các chất hoá học được sử dụng rất nhiều nhằm giữ cho nước bể bơi trong hơn. Nếu thấy có hiện tượng ho nhiều và khó thở, nên tạm dừng hoặc hạn chế đi bơi tại các bể bơi công cộng.

Bệnh về tóc

Tóc bạn sẽ trở nên khô xơ và cứng bởi các chất hoá học lọc nước như: Ôxít đồng, muối nhôm, clo... Chính vì vậy, khi bơi bạn nên dùng mũ nilon bảo vệ tóc để tránh cho tóc và da đầu tiếp xúc với những chất độc hại này. Nếu tóc đã bị hỏng, bạn không nên dùng dầu gội đầu mà nên đun nước bồ kết để gội sau khi bơi.

Một số lưu ý để giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh hồ bơi:

Lựa chọn hồ bơi có nguồn nước sạch, không quá đông người.

Không bơi khi trên người có vết thương hở.

Trang bị các phương tiện bảo hộ như kính bơi, mũ chụp đầu.

Không ngâm nước hồ bơi quá lâu và vệ sinh sạch sẽ tai mắt bằng nước muối sinh lý sau khi bơi.

V.Linh/giadinhmoi.vn

Tin liên quan