Nhân sâm là vị thuốc bổ quý hiếm, đứng đầu trong 4 vị thuốc thượng hạng của Đông y song không phải dùng cho mọi đối tượng được.
Theo y học hiện đại, nhân sâm cũng là dược liệu quý hiếm có vị đắng, không độc, có tác dụng đại bổ nguyên khí, giúp bồi bổ sức khỏe, nâng cao thể lực.
Trong nhân sâm có các thành phần hợp chất hữu cơ quan trọng như chất Germanium, Glycoside Panaxin cùng với các vitamin B1, vitamin B2, các axit béo như axit Panmitic, Streari, Linoleic và các axitamin.
Nhân sâm tuy là loại thuốc bổ khí đầu vị, song không phải ai dùng cũng được.
4 trường hợp dùng nhân sâm sẽ nguy hiểm:
Người bụng thường xuyên bị đầy trướng, khó tiêu, đau bụng, sôi bụng, phân nát, lỏng hoặc tiêu chảy không được dùng. Đặc biệt, nếu bị đau bụng, tiêu chảy, dùng nhân sâm có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
2. Người bệnh tăng huyết áp
Người bệnh tăng huyết áp cũng không nên dùng do nhân sâm có thể làm huyết áp tăng cao hơn, làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh và có thể gây ra những hậu quả do huyết áp quá cao như vỡ mạch máu não, liệt nửa người...
Ngoài ra, người bị hay bị nôn, trào ngược dạ dày - thực quản, phụ nữ trước ngày sinh không nên dùng nhân sâm.
3. Người bị mất ngủ
Người bị mất ngủ nhưng thể trạng kém, không nên dùng nhân sâm vào buổi tối, mà nên dùng vào buổi sáng với liều lượng thấp, khoảng 2-3g/ngày. Chú ý không dùng lô sâm (đầu núm rễ củ sâm), vì có tác dụng gây nôn.
4. Lưu ý với trẻ em
Trẻ em suy dinh dưỡng, kém ăn, chậm phát triển về thể lực và tinh thần có thể dùng nhân sâm, song không nên quá lạm dụng vì có thể làm cho trẻ bị kích dục sớm.