Chim gõ kiến là một loài chim có tập tính mổ (hay gõ) liên tục vào thân cây để tìm kiếm con mồi. Sau khi tạo ra những chiếc lỗ sâu trên thân cây, chiếc lưỡi siêu dài của chúng sẽ "khoắng" sạch con mồi ở bên trong.
Chiếc lưỡi dài bất thường là một trong những điểm đặc biệt nhất của gõ kiến, nó dài khoảng 10cm và lớn hơn 1/3 chiều dài cơ thể, với 2 bên hẹp và nhọn, cho phép chúng lùa được con mồi trong thân cây một cách nhanh gọn.
Điều khiến chúng ta ngạc nhiên nhất, đó chính là cách chim gõ kiến "cất" chiếc lưỡi dài này: bọc lưỡi quanh hộp sọ.
Các loài chim có một bộ phận sụn và xương được gọi là hyoid apparatus (tạm dịch là bộ cung móng), có vai trò nâng đỡ chuyển động cho lưỡi.
Thông thường, bộ cung này chỉ đặt ở hai bên khí quản, nhưng ở chim gõ kiến thì nó kéo đi xa hơn, luồn sang tận đỉnh xương sọ, thậm chí có thể chạm đến lỗ mũi.
Vòng ra từ lỗ mũi phải, lưỡi quấn quanh hộp sọ và tách làm hai nhánh khi đến cổ, sau đó thò ra ngoài bằng lỗ trong mỏ, từ đó 2 nhánh tách ra được nối liền lại với nhau.
Chiếc lưỡi đặc biệt này không chỉ giúp chim gõ kiến lùa được con mồi, mà còn góp phần làm giảm lực chấn động đến não khi nó dùng chiếc mỏ sắc gõ liên tục với tốc độ nhanh lên thân cây.
Chim gõ kiến có thể mổ vào thân cây khoảng 100 lần/phút với tốc độ lên tới 24 km/giờ. Trong khi con người sẽ nhập viện sau cú va chạm đầu tiên vào thân cây.
Vì vậy, chiếc lưỡi có vai trò giống như một chiếc "mũ bảo hiểm" tự nhiên vậy.
Tham khảo Bird Watching daily
Khôi NguyênBạn đang xem bài viết Ai cũng giật mình khi biết loài chim này có lưỡi dài đến nỗi bọc quanh não tại chuyên mục Muôn màu của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].