9 phát minh 'tình cờ' trở thành huyền thoại, số 6 là món ăn được yêu thích nhất mọi thời đại

Những phát minh "vô tình" ấy đã trở thành "huyền thoại" khiến bất cứ ai trong chúng ta nghe qua đều cảm thấy vô cùng ngạc nhiên.

Có những nhà khoa học đã dành cả cuộc đời họ cho một nghiên cứu, một công trình mang tính đột phá, mang tính cách mạng. Thế nhưng, cũng có những phát minh ra đời chỉ nhờ một sự vô tình nào đó khiến những người tạo nên nó bỗng dưng chạm tay vào vinh quang. Bởi những phát minh đó vẫn hữu dụng và được sử dụng rộng rãi cho đến tận ngày nay.

Chất tạo ngọt nhân tạo

Năm 1877, nhà hóa học người Nga đã ở lại đến khuya trong phòng thí nghiệm ở Đại học Johns Hopkins (Baltimore, Maryland). Sau đó, vì vội vã ông đã trở về nhà ngay để ăn tối mà quên cả chuyện rửa tay.

Ngay khi cắn lát bánh mì đầu tiên, ông vội vã bỏ xuống ngay. Chuyện khủng hiếp gì đó đã xảy ra khi khoanh bánh đột nhiên có vị ngọt.

Ông lao ngay trở lại phòng thí nghiệm với sự hào hứng chưa từng có. Fahlberg nhanh chóng nếm thử mọi thứ trên bàn làm việc của mình. Cuối cùng, ông phát hiện một cái cốc bị đun quá lâu đã tạo nên vị ngọt mà ông vừa nếm được.

Nếu ngày hôm đó ông không vội vã mà đi rửa tay trước khi về, có lẽ thế giới sẽ mãi mãi không biết đến chất tạo ngọt nhân tạo đâu nhỉ?

Bim bim khoai tây năm 1853

Câu chuyện hài hước này được một đầu bếp gốc Phi tại khu nhà nghỉ Moon’s Lake House Lodge ở Saratoga Springs (New York) kể lại.

Một ngày, Crum phục vụ một vị khách hàng cực kỳ khó tinh. Theo nguồn tin thì danh tính của vị khách đó là ông trùm ngành đường sắt Cornelius Vanderbilt. Vị khách này chê món khoai tây chiên của Crum rằng nó quá dày và nhạt nhẽo, ông ta liên tục yêu cầu món khoai tây chiên mỏng hơn, mỏng hơn nữa.

Cuối cùng, Crum quyết định thái lát một cách cẩn thận, siêu mỏng những lát khoai tây rồi chiên nó ngập trong chảo dầu cho đến khi khoai tây giòn đến độ đâm nĩa cũng đủ khiến nó nát bét. Sau đó, anh ta phủ lên khoai tây một chút xíu muối bột.

Điều không ngờ là khi vừa nhìn thấy món ăn, Cornelius Vanderbilt đã vớ lấy và đánh chén hết miếng này sang miếng khác, tấm tắc khen món ăn ngon tuyệt và gọi nhiều thêm.

Ngay sau khi phát hiện ra công thức này, Crum đã tạo ra món "khoai tây chiên siêu mỏng" và mở một nhà hàng cho riêng mình. Cho đến tận ngày nay, món ăn này vẫn được yêu thích, đặc biệt là trẻ con.

Tia X năm 1895

Vào năm 1895, trong phòng thí nghiệm tối om của mình, nhà vật lý người Đức Wilhelm Conrad Rontgen đang thử nghiệm các ống tia cực âm, giống như bóng đèn huỳnh quang của chúng ta ngày nay.

Khi ông tháo một ống cực âm không khí rồi nhét một loại khí đặc biệt vào bên trong, sau đó truyền một dòng điện cao áp qua ống. Cái ống cực âm bỗng nhiên phát ra thứ ánh sáng xanh lục trước sự ngạc nhiên tột độ của  Rontgen.

Thứ ánh sáng đó chính là tia X. Ông lập tức gọi vợ vào làm đối tượng thử nghiệm. Ông thấy tia ánh sáng kỳ lạ đó có thể đi xuyên qua các mô cánh tay, nổi rõ hình xương tay. Sự phát hiện ra tia X trở thành sự kiện chấn động toàn cầu. Ngay trong năm đó, người ta đã dùng tia X trong việc chẩn đoán gãy xương.

Bánh bột ngô nướng

Phát minh này là của Will Keith Kellogg, một phụ tá tại viện điều dưỡng Battle Creek.

Bởi tính hay quên của mình, trong lúc nấu ăn ông đã bỏ quên bột mì để làm bánh bên ngoài vài giờ. Một lúc sau khi trở lại, ông thấy chúng trở nên bông xốp. Tò mò, ông đã bỏ chỗ bột đó vào lò nướng và tạo ra một món ăn giòn tan được các bệnh nhân hưởng ứng.

Will Kellogg đã thử nghiệm với nhiều loại ngũ cốc và khi sử dụng ngô, thành quả ngoài sức tưởng tượng khiến ông bất ngờ.

Đây chính là điểm khởi đầu cho công ty Kellogg, một công ty chuyên sản xuất bỏng ngô và các sản phẩm ngũ cốc ăn sẵn sau này.

Khóa dán năm 1955

Chiếc khóa dán này được cấp bằng sáng chế vào năm 1955. Đây là sản phẩm cực kỳ thông dụng được cả thế giới ưa chuộng vì sự tiện lợi của nó.

Vào năm 1995, khi dẫn chú chó cưng của mình đi dạo trong cánh rừng, kỹ sư điện người Thụy Sĩ, ông George De Mestral phát hiện những cạnh sắc của quả cây ngưu bàng bám đầy lên quần áo của ông và của con chó.

Khi quan sát các cạnh sắc này dưới kinh hiển vi, ông thấy có hàng ngàn cái móc nhỏ xíu dính lên các vòng nhỏ trong quần áo. Trong đầu ông đột nhiên nghĩ tới một loại khóa 2 mặt mà sau này ông viết về phát minh của mình: "Một mặt có các móc cứng như cạnh sắc, mặt kia lại có các vòng mềm mại như các sợi vải trong quần của tôi”.

Ông đã thử nghiệm với rất nhiều các loại vật liệu và phát hiện ra nylon là thứ hoàn hảo nhất. Thế là khóa dán 2 mặt, sự kết hợp giữa nhung và móc đã ra đời.

Kem que

Người phát minh ra sản phâm này là một cậu bé 11 tuổi có tên Frank Epperson.

Năm 1905, khi cùng chơi với gia đình ở sân sau nhà tại San Francisco, Epperson đã vô tình dùng que trộn bột soda khô và nước lại với nhau trong một chiếc cốc. Ngay sau đó cậu bé 11 tuổi này đã chán trò này và bỏ chiếc cốc trong đống hỗn độn ấy và trở vào nhà.

Sáng hôm sau, cậu bé phát hiện ra một que kẹo băng ở đó, ăn thử có vị thơm ngon. Cậu đã lấy tên của mình đặt cho sản phẩm. Eppsicle đã khoe với các bạn và làm cho mọi người cùng ăn, tận khi lớn lên, sinh con, Eppsicle còn làm cho các con ăn.

Bởi làm bằng soda nên khi ăn sẽ có hiện tượng nổ li ti trong miệng. Đến năm 1923, anh đăng ký bằng sách chế cho sản phẩm này, đánh dấu sự ra đời của sản phẩm bán chạy nhất mọi thời đại mỗi khi hè đến.

Biệt dược Viagra năm 1998

Sản phẩm Viagra của Công ty dược phẩm Pfizer ban đầu được sử dụng để làm thuốc tim mạch trong điều trị hạ huyết áp, nở rộng tĩnh mạch, điều trị các chứng đau thắt ngực...

Thế nhưng khi họ thử nghiệm sử dụng cho một số nam giới thì lại gây ra một tác dụng phụ bất thường: khả năng giường chiếu của họ bỗng tăng cao bất thường, cương cứng, cương cứng và kéo dài hơn...

Vậy là một hướng nghiên cứu, sử dụng mới được bắt đầu. Những viên thuốc màu xanh nước biển trở thành trợ thủ đắc lực của cánh mày râu, loại thuốc được bán chạy và nhiều nhất mọi thời đại.

Đồ chơi nhựa nảy Silly Putty

Sản phẩm này được tạo ra bởi James Wright, một kỹ sư điện.

Trong Thế chiến thứ II, chính phủ Mỹ yêu cầu nguồn cung cao su cho việc sản xuất lốp máy bay, giày ủng và những thứ liên quan. Ông đang sử dụng ứng dụng silicon thay cho cao su.

Trong lần thử đặc tính của dầu silicon vào năm 1943, Wright cho thêm boric acid vào hợp chất ban đầu. Sau đó, thành phẩm là thứ chấy nhầy nhụa, có khả năng bật nhảy cao. Ông không biết sử dụng thứ này để làm gì cho đến khi ý tưởng về một thứ đồ chơi trẻ em lóe lên trong đầu.

Giấy nhớ năm 1968

Năm 1968, Spencer Silver and Art Fry vô tình tạo ra một chất dính tạm trong phòng thí nghiệm, nhưng ông không biết sử dụng nó vào việc gì.

Điểm đặc biệt của chất dính này là bạn có thể đính một thứ nhỏ nhẹ lên đó, một mảnh giấy chẳng hạn, đồng thời không làm hư hại đến bề mặt dính. Hơn nữa, chất dính này có thể tái sử dụng nhiều lần. Mặc dù vậy, ở thời điểm đó, ông chưa biết nên sử dụng sản phẩm này cho việc gì ngoài thực tế.

Bẵng đi vài năm, một đồng nghiệp của ông than thở rằng không biết làm cách nào để dán một số giấy tờ lên cuốn sách hợp ca của nhà thờ. Trong đầu ông lập tức nảy ra suy nghĩ về chất kết dính năm nào. Giấy nhớ đã ra đời như vậy, dù đến tận năm 1980 mới trở nên phổ biến.

Thạch Thảo

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính