8 phát minh của phụ nữ làm thay đổi lịch sử văn minh nhân loại, số 6 cả thế giới phải biết ơn

Có những phát minh cực kỳ vĩ đại, góp phần làm thay đổi lịch sử văn minh nhân loại được tạo ra bởi những người phụ nữ, thế nhưng danh tính của họ không mấy ai biết đến.

Cần gạt nước ô tô

Đối với người đi ô tô hẳn sẽ nhận thức được tầm quan trọng của chiếc cần gạt nước. Bạn sẽ phải sử dụng nó thường xuyên khi trời mưa hoặc đi đường bụi cần làm sạch kính. Tuy nhiên, phải rất lâu sau khi chiếc ô tô ra đời, chiếc cần gạt nước mới xuất hiện.

Năm 1903, khi đi đường, người phụ nữ tên Mary Anderson nhận thấy những người tài xế phải dừng xe, dùng khăn lau hơi nước và tuyết phủ trên kính. Thậm chí, có những người còn phải ló đầu qua cửa sổ để nhìn đường vì không có thời gian lau kính.

Bà đã nghĩ ra mình cần tạo một cái gì đó để giúp những người lái xe. Năm 1905, bà đã thiết kế ra hệ thống cần gạt nước đầu tiên và được nhận bằng sáng chế.

Vật liệu thiết yếu bên trong áo giáp chống đạn

Sợi kevlar, một loại vật liệu siêu bền tạo nên bộ giáp được vô tình tạo ra bởi nhà hóa học Stephanie Kwolek.

Bà đã vô tình tạo ra nó trong quá trình tổng hợp chất khi cố gắng tạo ra một loại vật liệu nhẹ hơn cho lốp xe ô tô.

Máy làm kem

Năm 1943, chiếc máy làm kem bằng tay đầu tiên được phát minh bởi Nancy Johnson.

Máy làm kem của bà đươc sáng tạo bởi một thùng gỗ bên ngoài, bên trong là một lõi thiếc. Khi muốn làm kem người ta bỏ đầy đá vào phần giữa thùng gỗ và lõi thiếc. Sau đó quay kem trong lõi thiếc đến khi đạt chất lượng như mong muốn.

Đây là phát minh có ý nghĩa vô cùng to lớn trong nền ẩm thực thế giới. Sau này, khi sáng chế ra nhiều loại kem khác nhau, họ vẫn dùng phát minh cơ bản này cho các dòng máy làm kem hiện đại.

Nhà năng lượng mặt trời

Căn nhà đầu tiên được sưởi ấm toàn bộ bằng năng lượng mặt trời do nhà vật lý học Maria Telkeshợp tác với nữ kiến trúc sư Eleanor Raymond thiết kế năm 1947.

Hệ thống sưởi của bà sử dụng chất hóa học có khả năng kết tinh, giữ nhiệt. Khi chất hóa học này được chiếu xạ, nó sẽ giữ cho nhiệt độ căn phòng này ổn định.

Phin cà phê

Người sáng tạo ra phin cà phê đầu tiên là Melitta Bentz, bà là người nội trợ sống tại Đức. Khi tìm cách pha một tách cà phê hoàn hảo không có vị đắng khét bà đã sáng tạo ra vật dụng này.

Bà đã thử nghiệm với nhiều nguyên liệu khác nhau với mục đích khi đổ nước sôi lên trên cà phê bột và sẽ thu được cà phê lỏng không có bã.

Bà phát hiện ra loại giấy thấm cả con trai bà dùng là tốt nhất, bà đã cắt một mẩu giấy thấm thành hình tròn và đặt vào cốc kim loại.

Phin lọc cà phê được cấp bằng sáng chế vào năm 1908. Nhớ đó, người ta mới có thể uống một tách cà phê lọc hoàn hảo mà vẫn giữ nguyên hương vị cà phê.

Wifi

Hedy Lamarr được mệnh danh là "Người phụ nữ đẹp nhất thế giới", bà còn là người đứng đằng sau công nghệ mạng không dây Wifi.

Bà là một diễn viên nổi tiếng với các vai diễn thành công vang dội trên màn ảnh rộng Hollywood. Đồng thời, bà còn là người phụ nữ cực kỳ thông minh.

Trong Thế chiến thứ nhất, bà đã cùng nhà soạn nhạc George Antheil  phát minh ra một kỹ thuật truyền tín hiệu sóng vô tuyến bằng cách liên tục thay đổi tần số, khiến cho các tín hiệu không bị nghẽn và được truyền đi liên tục, mục đích của bà là chống nhiễu sóng cho các loại ngư lôi được điều khiển bằng sóng vô tuyến.

Phát minh này đã được cấp bằng sáng chế vào năm 1942.

Ngôn ngữ lập trình và chương trình máy tính năm 1843

Tiến sĩ Grace Murray Hopper là một nhà khoa học, đồng thời cũng giữ chức đô đốc trong hải quân Mỹ. Bà là người phát minh ra COBOL, chương trình phiên dịch chỉ đạo của con người thành mã nguồn máy tính. Công trình của bà là tiền đề cho sự ra đời của ngôn ngữ lập trình phổ cập.

Song hành cùng bà là một phụ nữ khác có tên Ada Lovelace, người viết chương trình máy tính đầu tiên trên thế giới. Bà đã hợp tác với nhà toán học để phiên dịch các chức năng “Cỗ máy phân tích (Analytical Engine)” của ông.

Bản thảo này mô tả cơ chế hoạt động của cỗ máy và thuật toán thiết lập các số Bernoulli.

Thuật toán này được coi là chương trình máy tính đầu tiên trên thế giới,  Ada Lovelace thành lập trình viên đầu tiên trong lịch sử.

Hệ thống camera an ninh gia đình

Phát minh này ra đời chính từ nhu cầu của bản thân người phụ nữ có tên Marie Van Brittan Brown khi cô thường xuyên phải ở nhà một mình và cảm thấy bất an.

Năm 1960, bà cùng với người chồng của mình đã phát triển hệ thống an ninh gia đình đầu tiên để đối phó với tội phạm, trộm cướp.

Thiết bị này khá rắc rối. Nó bao gồm một máy quay có khả năng tự động di chuyển lên xuống, đặt ở mắt mèo cửa ra vào và có thể quay được toàn bộ khung cảnh bên ngoài.

Các hình ảnh thu được sẽ truyền đến màn hình có nút báo động đặt trong phòng ngủ của bà, nhờ đó bà dễ dàng quan sát được cả trong lẫn ngoài ngôi nhà.

Thạch Thảo

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính