8 dấu hiệu ung thư lưỡi rất dễ bị bỏ qua và dễ nhầm với bệnh ở miệng thông thường

Ung thư lưỡi là thường gặp nhất trong các ung thư vùng khoang miệng nhưng thường bị mọi người bỏ qua do dễ nhầm với bệnh ở miệng thông thường. Thấy dấu hiệu nào nên đi khám ung thư lưỡi?

Phát hiện khối u lưỡi khi gặp khó khăn khi ăn uống, đánh răng

Nam bệnh nhân phát hiện u vùng rìa lưỡi cách đây khoảng 1 tháng, khi mà khối u to dần, va chạm dễ chảy máu khi ăn uống, vệ sinh răng miệng. Do gặp khó khăn trong sinh hoạt, ăn uống nên bệnh nhân đến khoa Ung bướu BV ĐK Hùng Vương thăm khám.

Qua thăm khám các bác sĩ xác định khối u nằm ở vị trí rìa trái của lưỡi, kích thước khoảng 1x2 cm, ranh giới khá rõ, di động, dễ chảy máu, không thấy có hạch to bất thường vùng cổ.

Bệnh nhân được thực hiện phẫu thuật cắt rộng khối u lưỡi sau khi thực hiện đầy đủ các xét nghiệm cần thiết. Kết quả sinh thiết tức thì trong mổ là u mạch lành tính.

Các bác sĩ cảnh báo, các khối u vùng lưỡi do sự phát triển quá mức của tế bào có thể tiến triển thành ung thư lưỡi nếu không được phát hiện sớm và điều trị.

Xem thêm:

Ung thư lưỡi là gì?

Ung thư lưỡi là loại bệnh thường gặp ở các loại bệnh ung thư vùng miệng và xung quanh miệng. Bệnh ung thư lưỡi thường gặp ở nam giới trên 50 tuổi, nhưng những năm gần đây căn bệnh này đang ngày càng có dấu hiệu trẻ hóa.

Ung thư lưỡi dễ nhầm lẫn với bệnh ở miệng thông thường. Đây là yếu tố dễ gây chủ quan cho người bệnh, vì vậy khi có những biểu hiện bất thường vùng khoang miệng cần đến bệnh viện khám càng sớm càng tốt.

Khi có những biểu hiện bất thường vùng khhoang miệng cần đi khám ngay để phát hiện sớm ung thư lưỡi. Ảnh minh họa

Khi có những biểu hiện bất thường vùng khhoang miệng cần đi khám ngay để phát hiện sớm ung thư lưỡi. Ảnh minh họa

8 dấu hiệu ung thư lưỡi dễ bị mọi người bỏ qua

1. Đau lưỡi – Dấu hiệu cảnh báo ung thư lưỡi

Đây là biểu hiện đầu tiên mà cơ thể cảm nhận được, đau hơn khi nhai nuốt. Ở giai đoạn đầu này các triệu chứng thường không rõ ràng nên rất dễ bị bỏ qua. Thường người bệnh có cảm giác như có dị vật hoặc xương cá cắm vào lưỡi, rất khó chịu nhưng qua đi nhanh.

2. Xuất hiện mảng trắng trên bề mặt lưỡi

Các mảng này bám chắc vào da và ngày càng lan rộng. Đồng thời, những chỗ bị dính mảng bám hay bị chảy máu mà không rõ lý do. Ngoài ra ở lưỡi có điểm nổi phồng với sự thay đổi về màu sắc, niêm mạc trắng, xơ hóa hoặc tổn thương là vết loét nhỏ.

3. Đau khi nói, nuốt

Nếu bệnh đi đến ung thư sẽ đau họng một thời gian dài. Giai đoạn này được phát hiện do đau khi ăn uống, đau kéo dài gây khó khăn khi nói, nuốt. Người bệnh có thể sốt do nhiễm khuẩn, không ăn được nên cơ thể suy sụp rất nhanh.

Ngoài ra, người bệnh còn cảm thấy đau tăng lên khi nói, nhai và nhất là khi ăn thức ăn cay, nóng, đôi khi đau lan lên tai; tăng tiết nước bọt; chảy máu vùng miệng kèm theo hơi thở mùi khó chịu do tổn thương hoại tử gây ra.

Một số người bị ung thư lưỡi cảm giác tê lưỡi, thay đổi giọng nói bất thường, lưỡi cứng…

4. Loét ở lưỡi

Ở giai đoạn này xuất hiện ổ loét ở lưỡi, trên ổ loét phủ giả mạc dễ chảy máu, loét phát triển nhanh, lan rộng làm lưỡi bị hạn chế vận động, không di động được.

Các ổ loét sâu lan rộng xuống bề mặt hoặc vào mặt dưới, gây đau đớn, gây bội nhiễm, có mùi hôi, rất dễ chảy máu, thậm chí có thể gây chảy máu trầm trọng.

5. Sút cân, mệt mỏi

Triệu chứng sút cân, mệt mỏi xuất hiện khi tình trạng bệnh đã tiến đến bước khó trị. Người bệnh có cảm giác luôn luôn mệt mỏi. Biểu hiện này xảy ra thường xuyên và không có lí do.

6. Rối loạn tiêu hóa

Ăn nhanh no là một biểu hiện phổ biến ở bênh ung thư lưỡi. Sau khi ăn xuất hiện tức bụng, xảy ra tình trạng đầy hơi, buồn nôn. Bụng trở nên căng, đại tiện thay đổi, trong phân có lẫn chất nhày.

7. Sốt kéo dài

Triệu chứng sốt kéo dài vài tháng. Làm cho bệnh nhân ung thư lưỡi khó chịu và vô cùng mệt mỏi.

8. Nổi hạch

Khoảng 40-50% các trường hợp có hạch ngay từ lần khám đầu tiên, trong đó 3/4 là hạch di căn. Hạch dưới cằm dưới hàm hay gặp, hiếm gặp các hạch cảnh giữa và dưới. Đa số các tổn thương: 80% gặp ở bờ tự do của lưỡi, 10% gặp ở mặt dưới lưỡi, 8% gặp ở mặt trên lưỡi, 2% gặp ở đầu lưỡi.

An An

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính