7 tình huống bạn không nên nói 'xin lỗi'

Biết chịu trách nhiệm, nhận lỗi và xin lỗi có thể giúp chúng ta trưởng thành hơn. Nhưng trong một số tình huống, lời xin lỗi không những không có ích mà còn có thể làm tình hình tệ hơn.

Những lời xin lỗi như vậy có thể khiến người khác khó chịu hoặc làm chúng ta mất điểm trước những người lạ.

Dưới đây là những tình huống mà bạn không nên nói "xin lỗi".

1. Nhà cửa bừa bộn

Empty

Cách bạn sắp xếp không gian trong nhà là chuyện của riêng bạn.

Bạn không cần phải xin lỗi vì từng điều nhỏ nhặt mà có thể khách của bạn cũng chẳng để tâm tới, ví dụ bát đĩa chưa rửa hay đồ chơi của con ở khắp nơi.

Lời xin lỗi sẽ chỉ khiến những người khác cảm thấy ngại vì dường như họ đến không đúng lúc. Ngoài ra, lời xin lỗi sẽ càng gây chú ý vào sự bừa bộn.

2. Con trẻ quấy khóc

Empty

Ở một độ tuổi nhất định, bất kỳ đứa trẻ nào cũng có thể quấy khóc vì không kiểm soát được cảm xúc.

Thay vì chú ý vào phản ứng của mọi người xung quanh, bạn hãy tập trung vào cảm xúc của con và giúp con vượt qua khoảnh khắc ấy.

Tốt hơn là không nên nói xin lỗi với mọi người, mà hãy cảm ơn họ vì đã kiên nhẫn và thông cảm.

Điều này sẽ giúp tình huống trở nên dễ dàng hơn cho cả cha mẹ và những người xung quanh.

Bắt ép trẻ xin lỗi trong khi trẻ không thực sự hiểu được lỗi của mình cũng có thể khiến trẻ nghi ngờ cảm xúc của bản thân, dẫn tới tự ti trong tương lai.

3. Từ chối gặp gỡ bạn bè

Empty

Đôi khi chúng ta quá bận rộn và không thể gặp gỡ bạn bè. Đừng nói xin lỗi trong trường hợp này.

Nói xin lỗi quá nhiều cũng sẽ chỉ làm mọi người khó chịu vì dù sao đó cũng chỉ là lời nói suông.

Tốt hơn, bạn có thể gợi ý một thời gian hẹn gặp khác khi bạn rảnh rỗi. Hãy thể hiện rằng bạn sẵn sàng dành thời gian cho họ. Điều đó sẽ tốt hơn là nói xin lỗi hết lần này đến lần khác.

4. Khuyết điểm ngoại hình

Empty

Bạn không cần xin lỗi vì những khuyết điểm ngoại hình của mình, kể cả là quần áo cũ hay tóc bị rối.

Mỗi người có quyền được là chính mình và không ai có thể lúc nào cũng hoàn hảo được.

Bên cạnh đó, cố gắng đáp ứng tiêu chuẩn cao có thể dẫn tới căng thẳng và lo âu.

Đa số mọi người thường không chú ý tới những chi tiết nhỏ trừ khi bạn khiến họ để ý.

5. Sự bất tiện với người khác

Empty

Đôi khi, chúng ta nói xin lỗi với người khác khi mà đáng lẽ nên nói "cảm ơn".

Nếu ai đó phải bỏ công để giúp bạn, hãy cảm ơn họ thay vì xin lỗi. Bạn nên thể hiện sự trân trọng và biết ơn thay vì cảm giác tội lỗi.

6. Quan điểm, cảm xúc cá nhân

Empty

Mỗi người có quyền có quan điểm, ý kiến riêng dù nó có khác với mọi người.

Đừng che giấu suy nghĩ, cảm xúc của bạn, nhất là với những người thân thiết.

Bày tỏ thẳng thắn sẽ giúp mọi người hiểu nhau hơn.

Khi chúng ta xin lỗi vì quan điểm của mình, chúng ta đang tự hạ thấp nó và làm nó trở nên không quan trọng.

7. Khi muốn ở một mình

Empty

Chúng ta không nên cảm thấy tội lỗi khi chúng ta muốn ở một mình nghỉ ngơi, kể cả là tách khỏi những người thân thiết.

Đó là điều tự nhiên và không cần phải xin lỗi.

Bên cạnh đó, thi thoảng tách nhau ra sẽ làm các mối quan hệ mạnh mẽ, gắn bó hơn.

(Theo Cheery)

Hoàng Nguyên

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính