7 sai lầm phổ biến khi ăn lẩu gây rước bệnh vào người

Việc thưởng thức món lẩu dường như không đòi hỏi quá nhiều nguyên tắc, nhưng theo nhận định của các chuyên gia dinh dưỡng, để đảm bảo sức khỏe không bị ảnh hưởng, bạn cần tránh những sai lầm sau đây.

1. Ăn đồ quá nóng

sai-lam-khi-an-lau-06

Trong quá trình thưởng thức món lẩu, việc ăn thực phẩm quá nóng có thể gây bỏng đường tiêu hóa.

Niêm mạc miệng, thực quản và dạ dày của con người rất mỏng manh, thường chỉ có thể chịu được nhiệt độ từ 50 - 60 độ C.

Ăn thực phẩm quá nóng có thể gây tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa, gây viêm thực quản.

Vì vậy, hãy chờ thức ăn nguội bớt trước khi thưởng thức, không nên ăn ngay khi vớt thức ăn từ nồi lẩu.

2. Ăn đồ nóng và uống nước lạnh cùng lúc

Khi ăn lẩu cay, nhiều người thường uống nước đá lạnh để giảm cảm giác cay nóng.

Tuy nhiên, thói quen này có thể gây hại cho đường ruột và dạ dày. Khi kết hợp việc ăn lẩu và uống đá, dạ dày sẽ co bóp, làm giảm tiết dịch tiêu hóa và men tiêu hóa, gây trở ngại cho quá trình tiêu hóa.

3. Ăn thịt trước

Thường thì thịt là món chính trong lẩu, nhưng về mặt sức khỏe, nên ăn khoai tây, khoai lang hoặc rau trước khi thưởng thức thịt.

Khoai tây và khoai lang chứa nhiều tinh bột có thể tạo lớp bảo vệ trong dạ dày, giúp đỡ dạ dày không bị kích thích bởi các thành phần cay nóng trong lẩu.

4. Ăn đồ nhúng chưa chín

sai-lam-khi-an-lau-01

Ăn thức ăn chưa chín, đặc biệt là thịt còn tái đỏ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể.

Hãy đảm bảo rằng thịt đã được chín kỹ hoàn toàn trước khi ăn, và đợi nước lẩu sôi cao trước khi bỏ thức ăn vào nồi.

5. Dùng chung đũa gắp thức ăn sống, chín

Sử dụng chung một đôi đũa để gắp thức ăn sống và thức ăn chín có thể tạo cơ hội cho vi khuẩn từ thức ăn sống xâm nhập vào miệng.

Hãy sử dụng hai đôi đũa riêng biệt để đảm bảo vệ sinh và an toàn thực phẩm.

6. Thời gian ăn quá lâu

Việc kéo dài thời gian thưởng thức món lẩu, đặc biệt là trong những bữa lẩu kéo dài đến vài tiếng, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.

Thời gian ăn kéo dài làm cho các dịch tiêu hóa phải tiết ra liên tục, gây căng thẳng cho cơ quan nội tạng và gây ra các vấn đề về tiêu hóa.

7. Không thay nước lẩu

sai-lam-khi-an-lau-04

Nước lẩu càng về cuối sẽ càng mặn. Nồi lẩu sôi đi, sôi lại cũng khiến các hàm lượng vitamin và các chất có lợi trong thức ăn bị giảm đi. Thay vào đó, nồng độ chất béo bão hòa, natri và purine tăng cao, gây hại cho sức khỏe và có thể dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm như béo phì, xơ vữa động mạch, bệnh gút, và tiểu đường.

Hoàng Nguyên (t/h)

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính