Dưới đây là những món đồ thường tồn đọng trong phòng bếp khiến nhà cửa bừa bộn, tốt nhất bạn nên bỏ đi ngay.
1. Dao, kéo cùn
Bạn chỉ cần để nhiều nhất từ 3 đến 5 con dao trong bếp và mỗi bữa ăn cũng chỉ dùng đến 2 con dao.
Tương tự, bạn chỉ cần đề 1 đến 2 cái kéo trong bếp là đủ.
2. Gói sốt
Sau khi gọi đồ ăn về nhà, bạn sẽ có nhiều gói sốt mà bạn rất ngại bỏ đi vì tiếc hoặc nghĩ rằng sẽ có lúc cần đến.
Sự thật là những thứ này chỉ làm phòng bếp thêm bừa bộn và lần sau gọi đồ ăn nhanh bạn vẫn sẽ được cung cấp đầy đủ, vì vậy không có lý do gì để tích trữ chúng trong nhà.
3. Túi nilon
Nhiều bà nội trợ có thói quen giữ lại túi nilon để đựng rác hoặc tái sử dụng nhưng cuối cùng lại để lộn xộn, chất đống trong nhà bếp vì quá nhiều.
Thay vì tích trữ nhiều túi nilon, chỉ nên dùng 1-2 chiếc túi vải hoặc túi nhựa tái sử dụng để mua sắm hàng tuần và chỉ giữ lại vài chiếc túi nilon để đựng rác.
4. Gia vị hết hạn
Hãy kiểm tra xem trong tủ có những gói gia vị, chai nước sốt, nước tương đã hết hạn hay chưa và loại bỏ ngay những món đồ vô dụng.
5. Đồ trang trí trên tủ lạnh
Mặt trước tủ lạnh gắn quá nhiều đồ trang trí sẽ khiến phòng bếp trông có vẻ lộn xộn và rối mắt hơn. Tốt nhất bạn chỉ nên gắn những nhắc nhở quan trọng nhất mà thôi.
6. Chai nhựa
Những chai nhựa rỗng gây tốn diện tích phòng bếp nhưng nhiều người ngại vứt đi vì thấy tiếc.
Thực tế, chai nhựa được làm bằng loại nhựa chất lượng không cao, không thích hợp để sử dụng nhiều lần hoặc dùng để đựng nước nóng.
Lời khuyên là bạn chỉ nên giữ lại 1-2 chai trong nhà phòng khi cần thiết và dùng bình nhựa/thủy tinh hoặc bình giữ nhiệt để đựng nước.
7. Cốc, ly lưu niệm
Những bộ sưu tập cốc, ly lưu niệm chẳng bao giờ được dùng đến có thể khiến tủ bếp chật kín.
Hãy xem xét nên giữ hoặc tặng/cho những chiếc cốc, ly cà phê của mình để tránh lãng phí đồ dùng, tiết kiệm diện tích và giúp nhà cửa gọn gàng hơn.
Quỳnh AnhBạn đang xem bài viết 7 món đồ bạn nên vứt bỏ ngay khi dọn dẹp nhà bếp để đón Tết ông Táo tại chuyên mục Kỹ năng sống của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].