Thực ra, không phải thực phẩm nào mọc mầm nào cũng đều có hại cho sức khỏe đâu.
Dưới đây là 7 loại thực phẩm nếu không vội nên chờ nó mọc mầm hãy ăn, giá trị dinh dưỡng tăng gấp 3 lần.
1. Tỏi mọc mầm
Trước giờ nhiều người vẫn bảo tỏi mọc mầm ăn vào có hại, nguy cơ dẫn đến bệnh ung thư cao. Thế nhưng, theo nghiên cứu khoa học thì mầm tỏi không hề gây hại mà còn tốt cho sức khỏe.
Trong mầm tỏi có chứa hàm lượng chống oxy hóa cao, chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe con người: Vitamin A, C, chất xơ…
Vì thế các chị em nội trợ đừng vội vứt tỏi đi nếu thấy nó đã mọc mầm. Củ tỏi mọc mầm mà vẫn trắng, không mốc héo thì vẫn sử dụng tốt.
2. Đậu tương mọc mầm
Vốn dĩ đậu tương là thực phẩm nhiều dinh dưỡng. Và đậu tương mọc mầm hoàn toàn có thể sử dụng được. Bình thường hạt đậu tương mọc mầm được sử dụng để làm sữa đậu nành hoặc nấu ăn, rất ngon lại bổ dưỡng.
3. Mầm đậu Hà Lan
Mầm loại đậu Hà Lan này không những không gây hại cho sức khỏe con người mà còn rất nhiều giá trị dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe.
Theo nghiên cứu khoa học, mầm đậu Hà Lan chứa lượng dưỡng chất cực lớn, vì vậy khi sử dụng các mẹ đừng lo lắng về vấn đề đậu mọc mầm nhé.
4. Mầm gạo lứt
Gạo lứt đã lâu không còn xa lạ với chúng ta. Với gạo lứt này nhiều người ăn không hợp sẽ rất khó nuốt, khó tiêu hóa, riêng việc chế biến loại gạo này cũng rất cầu kỳ, khó khăn rồi.
Vậy nhưng mầm gạo lứt lại được rất nhiều người ưa thích. Thực phẩm này được xem là loại thực phẩm rất có giá trị dinh dưỡng lớn đối với sức khỏe.
5. Giá đỗ
Đậu xanh làm giá đỗ chứa hàm lượng kali cao nhiều chất dinh dưỡng, là thức ăn tốt cho người bị bệnh cao huyết áp. Thực phẩm này thường xuyên có mặt trong bữa ăn gia đình hàng ngày.
Mầm đậu xanh chứa nhiều vitamin, khoáng chất…hỗ trợ chức năng sinh lý, sinh sản cho nam và nữ.
Lúc đậu xanh nảy mầm, hàm lượng carotene cao hơn hẳn so với các loại trái cây và rau thông thường, giúp mắt tăng thị lực, cải thiện làn da thô ráp, thúc đẩy sự cân bằng dầu trên làn da, đặc biệt la da nhờn.
6. Mầm cây hương thung
Sở hữu hàm lượng carotene, vitamin B2, K… phong phú mầm cây hương thung giòn mềm rất dễ chế biến. Chứa ít muối nitrit nên khi dùng cùng dầu vừng và muối chúng cực an toàn với hệ tiêu hóa.
7. Hạt tam giác mạch
Bạn có biết hạt cây tam giác mạch nảy mầm có khả năng làm hạ huyết áp, ức chế gan nhiễm mỡ. Và với hàm lượng chất xơ trong khẩu phần tăng lên cao hơn, giúp cơ thể dễ tiêu hóa hơn.
Bổ sung thêm 1 vài loại thực phẩm 'không nên sử dụng' khi đã mọc mầm
Bên cạnh những thực phẩm mọc mầm rất tốt cho sức khỏe thì còn không ít những loại thực phẩm không nên ăn nếu đã mọc mầm vì có nguy cơ gây hại cho cơ thể.
Cụ thể:
- Khoai tây, khoai lang, khoai sọ mọc mầm: Trong mầm các loại khoai có chứa 1 chất cực độc gọi là solaine gây ngộ độc cho cơ thể và làm cho thực phẩm hoàn toàn mất hết đi giá trị dinh dưỡng.
- Mầm măng, củ sắn: Đây là 2 loại cây sinh ra đã có độc dược, ví dụ trong sắn chứa alkaloid solanine, rất dễ gây ngộ độc, nguy hiểm đến tính mạng.
- Lạc mọc mầm: Loại này tương tự giống khoang lang, khoai tây, khi mọc mầm sẽ sản sinh ra chất cực độc gây nguy hiểm cho cơ thể.
- Gừng mọc mầm: Tuyệt đối không nên ăn nếu củ gừng đã mọc mầm vì có thể sinh ra lưu huỳnh gây độc cho gan.
Khang NhiBạn đang xem bài viết 7 loại thực phẩm nếu không vội nên chờ nó mọc mầm hãy ăn, giá trị dinh dưỡng tăng gấp 3 lần tại chuyên mục Cuộc sống Muôn màu của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].