1. Gạo giả
Để phân biệt gạo đâu là giả đâu là thật, bạn hãy làm theo các cách dưới đây.
Cách 1: Rang gạo
- Cho gạo lên chảo rang dưới lửa to. Nếu là gạo giả thì sẽ nóng chảy ra, còn gạo thật thì sẽ chín thơm.
Cách 2: Ngâm gạo
- Lấy 1 chậu nước sau đó cho gạo vào ngâm. Gạo thật sau 1 thời gian sẽ trương nở ra, còn gạo giả thì không mà nổi lềnh phềnh lên mặt nước.
Cách 3: Dựa vào kinh nghiệm
- Gạo thật luôn có một màng phủ bên ngoài (tựa như bột cám). Khi vo gạo màng phủ sẽ tróc làm nước đục.
- Khi bóp chặt nắm gạo, buông tay ra nhiều hạt gạo vẫn dính trong lòng bàn tay nhờ màng phủ. Còn gạo giả, do làm bằng nhựa nên nước vo gạo vẫn trong và ít dính trong lòng bàn tay.
Cách 4: Kích thước hạt gạo
- Gạo thông thường chỉ dài 6-7mm nhưng gạo giả dài tới 10mm, bề ngang gạo giả nhỏ hơn nhiều so với gạo thông thường. Ngoài ra, không nên mua loại gạo trắng sạch và hạt đều vì bình thường, gạo xay xát xong có độ tấm là 5%.
2. Bột nghệ
Tinh bột nghệ giả thường được pha lẫn với bột nghệ, bột sắn dây, bột năng, bột mì, hóa chất tạo màu…
Cách phân biệt:
Dùng xà phòng để kiểm tra lượng curcumin (chất quý hiếm có trong nghệ, mang nhiều công dụng hữu ích) có trong tinh bột nghệ của mình hay không. Cách làm như sau:
- Lấy một ít xà phòng, bột giặt và tinh bột nghệ.
- Lấy tinh bột nghệ đổ vào bột giặt nếu thấy chuyển sang màu đỏ đậm, bầm tím thì là hàng thật (do curcumin phản ứng hóa học với chất kiềm của bột giặt)
- Còn nếu tinh bột nghệ chuyển sang màu nào khác thì đó chính là hàng giả, có pha lẫn tạp chất.
3. Cà phê
Bột cà phê "nhái" bình thường sẽ có pha lẫn những tạp chất như lúa mạch, lúa mì, ngô và đậu nành xay nhuyễn. Những nguyên liệu kể trên có giá thành rẻ hơn cà phê thật rất nhiều, màu sắc lại không khác mấy và khi rang rồi xay ra cùng với cà phê thật thì chẳng ai phân biệt được.
Thậm chí để tăng lợi nhuận, một số doanh nghiệp hám lợi sẵn sàng trộn cả... bột gỗ. Nhưng trên thị trường bộ cafe làm giả nhiều nhất là chế bằng bột rễ rau diếp xoăn.
Cách phân biệt:
- Rắc một lượng nhỏ bột cà phê lên mặt nước đựng trong ly. Cà phê thật vẫn nổi, còn cà phê giả làm từ bột rễ rau diếp xoăn sẽ chìm xuống đáy và để lại một vệt màu.
4. Sữa
Để phân biệt sữa giả sữa thật hãy làm theo cách sau:
Cách 1:
+ Nhỏ một giọt sữa lên mặt phẳng nghiêng. Nếu giọt sữa để lại vệt màu trắng, đây là dấu hiệu của sữa thật nguyên chất. Nhưng nếu nó không để lại vệt màu nào, sữa này đã bị pha trộn.
Cách 2:
+ Khi pha sữa với nước nóng
– Sữa thật: khi mới cho sữa vào, sữa bột thật sẽ nổi lơ lửng và kết hạt ngậm nước, phải khuấy lên thì mới tan ra. Sau khi khuấy sữa tan hết, để 5 phút không thấy bị lắng cặn.
– Sữa giả: khi thả sữa vào mà chưa cần khuấy sữa sẽ tan rất nhanh. Dùng thìa khuấy cho tan hết rồi để 5 phút, sữa giả sẽ lắng cặn, sữa và nước không hoà tan nhau.
+ Khi pha sữa với nước nguội:
– Sữa bột thật: khi thả sữa bột thật vào, sữa sẽ không tan ngay mà nổi lơ lửng, cần phải khuấy mới tan
– Sữa bột giả: vừa thả sữa vào thì sữa sẽ tan rất nhanh hoặc lắng ngay xuống khi chưa khuấy.
5. Bột ớt
Hãy làm theo cac cách dưới đây để phân biệt bột ớt giả và thật.
Cách 1: Ớt bột thật không thể hòa tan trong nước. Nếu cho vào nước thì sẽ nổi lên trên và không bị ra màu.
Còn nếu bạn cho vào nước và thấy bột ớt ấy tan ra biến thành một loại dung dịch có màu đỏ hoặc màu cam thì chắc chắn đó là loại bột ớt đã được pha, nhuộm màu.
- Cách 2: Mùi vị
Những loại ớt bột được trộn và nhuộm phẩm màu sẽ không có mùi và vị cay đặc trưng, thường có mùi phẩm màu.
Còn ớt bột thật thì có hương thơm, vị cay riêng biệt. Những người không quen nếu ngửi mùi thì có thể hắt hơi, bị sặc mùi.
- Cách 3: Cảm quan màu sắc
Bột ớt khô chất lượng thật sẽ có màu giống như màu đồng hoặc hơi nâu một chút, kém phần tươi sáng. Từ ớt tươi làm thành bột ớt khô thì cần phải qua quá trình phơi sấy.
Dưới nhiệt độ cao, màu sắc của ớt sẽ không còn sặc sỡ và đỏ tươi như trước.
Do vậy, nếu như các sản phẩm bột ớt bạn mua có màu đỏ đẹp mắt thì rất có thể đó là những loại không đảm bảo chất lượng, đã được nhuộm tẩm phẩm màu.
6. Dầu olive
Đặc điểm chung của dầu olive giả chính là chúng rất rẻ so với hàng olive thật. Một chai dầu olive "fake" có thể chỉ chứa toàn thứ dầu ngô, dầu dừa hay dầu đậu nành rẻ tiền.
Để phân biệt thật hay giả, chỉ cần đổ một ít dầu ra chén rồi để trong tủ lạnh qua đêm. Dầu olive thật sẽ tạo một lớp lắng dưới đáy chén. Ngoài ra hãy mua hàng ở nơi uy tín, có đầy đủ thông tin nhãn mác.
Khang NhiBạn đang xem bài viết 6 thực phẩm dễ 'làm giả' khó phát hiện nhất, đi chợ phải tỉnh táo kẻo tiền mất tật mang tại chuyên mục Nhịp sống Gia Đình của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].