6 yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh ung thư lưỡi, nhiều người đang làm mỗi ngày mà không biết

Hầu hết người mắc ung thư lưỡi không tìm được nguyên nhân chính xác gây bệnh, nhưng có một số yếu tố nguy cơ dẫn tới bệnh mà nhiều người đang làm mỗi ngày.

6 yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh ung thư lưỡi

Theo khuyến cáo của Bệnh viện K, có 6 yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh ung thư lưỡi gồm

- Hút thuốc lá: Nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy, nếu hút 15 điếu/ngày kéo dài 20 năm, nguy cơ mắc bệnh ung thư cao gấp 5 lần so với người không hút.

- Uống rượu: Nếu hút thuốc và uống rượu thì nguy cơ mắc ung thư đầu mặt cổ tăng lên 10-15 lần.

- Nhai trầu: Là yếu tố nguy cơ trong ung thư khoang miệng. Người nhai trầu có nguy cơ mắc cao gấp 4 - 35 lần so với người không nhai trầu. 

- Tình trạng vệ sinh răng miệng: Vệ sinh răng miệng kém, hàm răng giả không tốt, răng mẻ kích thích lâu ngày đưa đến dị sản và ung thư.

- Nhiễm vi sinh vật: Nhiễm virus HPV, đặc biệt là type 2, 11, 16 đã được chứng minh là thấy nhiều trong những bệnh nhân bị ung thư khoang miệng.

- Chế độ dinh dưỡng: Một chế độ dinh dưỡng thiếu vitamin A, E, D, sắt, hoa quả cũng là yếu tố nguy cơ của bệnh ung thư khoang miệng.

Thường xuyên ăn trầu, uống rượu làm tăng nguy cơ mắc ung thư lưỡi. Ảnh minh họa

Thường xuyên ăn trầu, uống rượu làm tăng nguy cơ mắc ung thư lưỡi. Ảnh minh họa

Ung thư lưỡi là bệnh có thể phát hiện và chẩn đoán sớm. Do đó mọi người cần  thăm khám ngay khi thấy dấu hiệu bất thường như có một điểm nổi phồng lên với sự thay đổi màu sắc, niêm mạc trắng, xơ hóa hoặc vết loét nhỏ; nhai nuốt mất cảm giác… để chẩn đoán, phát hiện bệnh và kết hợp nhiều phương pháp điều trị nhằm nâng cao hiệu quả.

Xem thêm:

Phòng ngừa ung thư lưỡi thế nào?

Tất cả mọi người đều có thể mắc bệnh ung thư lưỡi, do đó, để phòng bệnh cần chú ý những điều sau:

  • Vệ sinh răng miệng đúng cách: Dùng bàn chải răng và dùng chỉ nha khoa đúng cách vệ sinh răng miệng. Miệng không khỏe mạnh làm giảm hệ thống miễn dịch và ức chế khả năng của cơ thể để chống lại bệnh ung thư tiềm năng.
  • Có chế độ dinh dưỡng hợp lý: Ăn nhiều đậu, hoa quả, rau họ cải (như cải bắp, bông cải xanh), các loại rau lá xanh đậm, hạt lanh, tỏi, nho, trà xanh, đậu nành và cà chua); thay các món chiên và nướng bằng các món luộc hoặc hấp. Sử dụng các loại gia vị lành mạnh như tỏi, gừng và bột cà ri để thêm hương vị.
  • Từ bỏ thói quen gây hại: Không hút thuốc lá, không sử dụng quá nhiều chất kích thích như rượu, bia…
  • Tập thể dục thường xuyên: Vận động thường xuyên vừa giúp tăng sức đề kháng cũng như phòng tránh ung thư.
  • Khám nha khoa định kỳ: Khám nha khoa định kỳ 3 - 6 tháng/lần, kết hợp với các phương pháp sàng lọc cho phép phát hiện các dấu hiệu tiền ung thư sớm. Đặc biệt là khi thấy có các dấu hiệu bất thường như: xuất hiện vết loét lâu ngày, màu trắng hoặc đỏ ở hai bên lưỡi, có thể hơi đau hoặc không đau…
An An

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính