Đau tức mạn sườn, đau lưng, đi khám phát hiện bệnh sỏi thận, 6 dấu hiệu không được bỏ qua

Bỗng có biểu hiện đau tức mạn sườn trái, đau lan ra sau lưng, người bệnh đi khám thì phát hiện bị sỏi thận, sỏi niệu quản, phải tiến hành tán sỏi để điều trị bệnh. Dấu hiệu nào giúp phát hiện sớm bệnh?

Bệnh sỏi thận nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí gây hỏng thận. Ảnh minh họa

Bệnh sỏi thận nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí gây hỏng thận. Ảnh minh họa

Tự chữa sỏi thận dẫn tới tiền mất tật mang

Bệnh nhân N.X.P. 60 tuổi, có biểu hiện đau tức mạn sườn trái, đau lan ra sau lưng. Bệnh nhân đi khám thì phát hiện sỏi thận.

Tuy nhiên, thay vì nhập viện theo chỉ định của bác sĩ để điều trị, thì người bệnh tự điều trị tại nhà theo những bài thuốc được nhiều người mách trong một thười gian dài.

Một tháng gần đây tình trạng đau của bệnh nhân P. không thuyên giảm nên người bệnh đến BV Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí để thăm khám.

Sau khi tiến hành thăm khám, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị sỏi thận trái, sỏi niệu quản phải, giãn thận phải độ IV. Người bệnh được điều trị nội soi tán sỏi niệu quản.

Đáng lưu ý là có rất nhiều trường hợp người bệnh có sỏi nhưng không điều trị kịp thời gây ra hỏng thận. Đặc biệt là tình trạng bệnh nhân sau khi phát hiện có sỏi thận nhưng thay vì nhập viện điều trị theo chỉ định của bác sĩ thì lại tự điều trị tại nhà theo những bài thuốc không rõ nguồn gốc. Lâu dần dẫn đến hỏng thận và phải cắt bỏ một bên thận.

Các bác sĩ cảnh báo, việc sử dụng các loại thuốc truyền miệng chưa được kiểm chứng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ đối với sức khỏe. Nó có thể làm mất các triệu chứng của bệnh sỏi thận, sỏi tiết niệu, làm người bệnh nhầm tưởng mình đã khỏi bệnh.

Nhưng thực tế bệnh vẫn tồn tại, làm thận ngày càng bị ảnh hưởng, suy giảm chức năng. Lâu dần người bệnh sẽ có những dấu hiệu suy thận hoặc các biến chứng của sỏi tiết niệu thì mới đến viện khám. Và khi đó bệnh đã quá nặng, gây rất nhiều khó khăn cho quá trình điều trị về sau.

Bệnh sỏi thận là gì?

Sỏi thận là các tinh thể vật cứng xuất hiện ở nhiều vị trí bể thận, đài thận… Khi nước tiểu bị cô đặc và các khoáng chất như acid uric, canxi, natri, oxalat,… không hòa tan sẽ kết dính với nhau tạo thành sỏi.

Tùy từng thời gian và mức độ lắng đọng, viên sỏi thường có kích thước khác nhau. Và sỏi thận thường không nằm im ở một vị trí trong thận mà có thể theo dòng chảy nước tiểu rơi xuống niệu quản, bàng quang, niệu đạo.

Bệnh sỏi thận có thể gặp ở bất kỳ ai và nguyên nhân hình thành sỏi thận rất đa dạng gồm:

  • Nước tiểu bị cô đặc, cơ thể bị thiếu nước, mất nước do bệnh lý tiêu chảy hoặc do đổ nhiều mồ hôi khiến các khoáng chất dễ kết dính tạo sỏi. Thói quen nhịn tiểu, lười vận động,…
  • Chế độ ăn chưa khoa học, ăn quá nhiều đạm động vật, muối, đường,… làm tăng nồng độ canxi và acid uric trong nước tiểu.
  • Mắc kèm các bệnh lý như nhiễm trùng đường tiết niệu, bệnh dạ dày, viêm ruột, bệnh gút, loãng xương, đái tháo đường, tăng huyết áp, cường giáp, các dị dạng đường tiết niệu, túi thừa đường tiết niệu,…
  • Do ảnh hưởng tác dụng phụ của các thuốc điều trị khác như thuốc chữa tăng huyết áp, thuốc tiểu đường, thuốc kháng acid,…
  • Tiền sử gia đình có người mắc bệnh sỏi thận, sỏi tiết niệu

Những dấu hiệu của bệnh sỏi thận

Một viên sỏi thận thường không gây ra triệu chứng cho đến khi nó di chuyển bên trong thận hoặc đi vào ống niệu quản xuống bàng quang. Và khi đó, người bệnh có thể sẽ gặp phải một số triệu chứng như:

  • Đau: điển hình nhất là cơn đau quặn thận, đau dữ dội theo từng cơn ở hai bên hố thắt lưng ngay dưới xương sườn sau đó lan đến vùng bụng dưới và háng. Đau khiến người bệnh không thể ngồi yên hoặc tìm thấy một tư thế nào thoải mái. Nếu sỏi nhỏ hoặc nằm ở trong bể thận thường gây đau âm ỉ.
  • Đi tiểu ra máu: sỏi cọ xát gây chảy máu, nước tiểu hồng như màu nước rửa thịt, ít khi có máu cục.
  • Tiểu buốt: đau rát mỗi lần đi tiểu.
  • Tiểu rắt: tăng rõ rệt tần suất đi tiểu, lượng nước tiểu thường ít.
  • Nước tiểu đục, có màu sắc bất thường: có mủ trắng và mùi rất khó chịu, lúc này sỏi đã gây biến chứng nhiễm khuẩn.
  • Các biểu hiện khác: sốt cao, ớn lạnh, buồn nôn, nôn mửa.

Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, sỏi thận sẽ gây ra tình trạng ứ nước, ứ mủ thận gây giãn đài bể thận, suy thận lâu ngày dẫn đến suy giảm chức năng của thận.

Do đó, khi thấy cơ thể xuất hiện những triệu chứng nói trên, người bệnh cần đến cơ sở y tế để thăm khám sớm nhằm giúp phát hiện và điều trị sỏi thận đúng cách, tránh những biến chứng nguy hiểm.

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính