Nước là thành phần không thể thiếu để duy trì sự sống con người, và đã có nhiều khuyến nghị rằng chúng ta cần phải uống đủ từ 1,5 - 2 lít nước 1 ngày.
Tuy nhiên, không phải cứ uống nước vào lúc nào cũng được. 5 thời điểm sau cần tránh uống nước không hại gan, thận.
Thứ nhất, trong khi ăn
Uống nước trong khi ăn có thể gây khó tiêu. Điều này xảy ra vì miệng của chúng ta sản xuất nước bọt với các enzyme rất cần thiết cho quá trình tiêu hóa lành mạnh.
Uống nước trong bữa ăn dẫn đến giảm sự tiết nước muối và do đó, thực phẩm không được phân huỷ trong cơ thể và có thể trở nên độc hại ngay cả khi bạn đang ăn thực phẩm lành mạnh. Hãy nhớ rằng việc tiêu thụ nước lạnh hoặc đồ uống có cồn làm cho tình huống thậm chí tệ hơn.
Không nên uống nước ngay khi vừa ăn no xong. Nước sẽ làm loãng dịch vị dạ dày và các enzym tiêu hóa. Quá trình tiêu hóa sẽ không còn hiểu quả, gây căng tức, đầy bụng.
Thứ hai, khi nước tiểu không màu
Nhìn màu nước tiểu có thể biết cơ thể đã uống đủ nước hay chưa.
Dấu hiệu cho thấy cơ thể đủ nước là khi nước tiểu có màu vàng nhạt. Nếu nước tiểu có màu vàng đậm đặc, cơ thể đang thiếu nước, cần bổ sung. Khi nước tiểu không màu (trắng trong) thì báo hiệu cơ thể bị thừa nước, không nên uống thêm. Uống nước quá mức khiến nồng độ natri giảm sút kéo theo các vấn đề sức khoẻ về tim mạch.
Thứ ba, khi ăn phải đồ cay nóng
Không nên uống nước sau khi ăn món cay vì cảm giác nóng rát là do một phân tử gọi là capsaicin. Vì capsaicin là phân tử không phân cực, nên nó chỉ có thể hòa tan trong các chất không phân cực như sữa.
Nếu bạn cố gắng chữa cay bằng nước, sẽ làm capsaicin lan truyền khắp miệng và ống dẫn. Thay vì giảm nóng rát, nước có thể làm cảm giác cay lan ra toàn bộ những vùng khác trong miệng. Điều này càng có cảm giác nóng rát và khát nước nhiều hơn.
Thứ tư, trong quá trình tập luyện căng thẳng
Uống quá nước nhiều trong quá trình tập thể dục có thể có những phản ứng phụ tiêu cực. Trong thời gian tập luyện căng thẳng, nhiệt độ cơ thể của một người tăng lên khiến họ cảm thấy nóng. Nhưng uống quá nhiều nước để làm mát trong khi luyện tập có thể làm cạn kiệt chất điện phân.
Điều này dẫn đến người đó có thể bị đau đầu, buồn nôn, chóng mặt. Hơn nữa, uống quá nhiều chất lỏng có thể nguy hiểm cho những người có bệnh tim vì nó làm tăng căng thẳng tim. Đó là lý do tại sao bác sĩ khuyên bạn nên uống nước sau khi tập luyện.
Nên uống nước như thế nào khi tập luyện? Câu trả lời là không nên uống quá nhiều, nhưng cũng không nên quá ít. Nếu bạn uống quá nhiều, natri trong cơ thể sẽ giảm. Việc cạn kiệt các chất điện giải, khoáng tự nhiên sẽ khiến cơ thể mệt mỏi. Còn nếu uống quá ít thì cảm giác khát sẽ thiêu đốt bạn, và đương nhiên hiệu quả tập luyện sẽ không cao.
Trong khi tập luyện, bạn nên chuẩn bị cho mình khoảng từ 300 – 400 ml. Hãy nhớ uống từng ngụm nhỏ.
Thứ năm, ngay trước khi đi ngủ
Có ít nhất 2 lý do tại sao bạn nên tránh uống nước trước khi ngủ:
Uống nhiều nước trước khi đi ngủ có thể khiến giấc ngủ gián đoạn vì bạn sẽ cần đi tiểu trong đêm nhiều hơn và có thể khiến bạn mất nhiều thời gian để có thể ngủ lại một lần nữa.
Vào ban đêm thận của chúng ta hoạt động chậm hơn so với ban ngày. Đó là lý do tại sao bạn có thể nhận thấy khuôn mặt và cánh tay sưng vào buổi sáng. Uống nước có thể làm tăng các triệu chứng này.
Do đó, nên uống nước trước 1 tiếng khi đi ngủ, không nên uống quá sát giờ lên giường đi ngủ, đặc biệt là với người trên 50 tuổi.
V.LinhBạn đang xem bài viết Ai cũng biết uống nước rất tốt cho cơ thể nhưng chưa chắc đã biết 5 thời điểm gan, thận rất sợ uống nước tại chuyên mục Sống khỏe của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].