Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

5 thí nghiệm tâm lý cho thấy con người dễ bị lừa thế nào

Dù chúng ta có tự tin rằng mình tỉnh táo đến mấy, vẫn có những hiệu ứng tâm lý tác động lên ta một cách vô thức trước khi ta kịp nhận ra.

 1. Thí nghiệm Carlsberg: "Đừng đánh giá ai qua vẻ bề ngoài"

Empty

Thí nghiệm này là gì: Hãy tưởng tượng bạn đang hào hứng vào rạp xem bộ phim bom tấn mới nhất, và khi bước vào bạn nhìn thấy rất nhiều "thanh niên xăm trổ" đang ngồi trong rạp, chỉ còn mỗi 2 ghế trống ở gần họ. Bạn đã mua vé, nhưng cảnh này nhìn có vẻ còn giống phim kinh dị hơn bộ phim bạn sắp xem. Bạn sẽ bỏ đi hay ở lại?

Kết quả: Nhiều người đã quyết định rời khỏi rạp để "tránh voi chẳng xấu mặt nào". Tuy nhiên cũng có một số người đã ở lại, những "thanh niên xăm trổ" nhìn có vẻ dữ tợn ấy đã đến chúc mừng những người ở lại, thú nhận rằng họ chỉ là những người bình thường đang tham gia thí nghiệm, và tặng bia cho những ai ở ở lại.

Thí nghiệm tâm lý này cho thấy chúng ta vẫn bị ảnh hưởng nhiều bởi định kiến về vẻ ngoài đến thế nào, cũng như thể hiện rằng ta không nên đánh giá người khác thông qua vẻ bề ngoài.

2. Hiệu ứng Solomon Asch: "Thà sai còn hơn là khác biệt với mọi người"

Mô tả thí nghiệm: Solomon Asch muốn thử xem sức mạnh của sự đồng thuận trong một tập thể lớn đến đâu. Đồng thuận là khi hành vi của ta thay đổi vì áp lực từ ý kiến của người khác, dù ta biết rõ ý kiến đó sai mười mươi đi nữa.

Những người tham gia thí nghiệm được yêu cầu ước lượng chiều dài của những đường kẻ trên bảng, tìm ra những vật thể lớn bằng nhau, phân biệt màu của các ảnh kim tự tháp... Trong nhóm tham gia tình nguyện có trà trộn những diễn viên được giao nhiệm vụ trả lời sai để "tung hỏa mù" những người khác. 

Kết quả: Trong 75% trường hợp, mọi người đều đi theo phương án trả lờ sai dù đó là những câu hỏi dễ đến hiển nhiên.

Sau khi thí nghiệm kết thúc, những người tham gia chia sẻ rằng họ đã cảm thấy rất không thoải mái, nhưng cuối cùng vẫn đi theo ý kiến trái chiều kia dù biết đó là sai đi nữa. 

Empty

3. "Nếu bạn có ý kiến khác, bạn đã sai"

Mô tả thí nghiệm: Lee Ross, một giáo sư từ trường ĐH Stanford đã đưa cho những người tham gia thí nghiệm một vấn đề khó. Hai bên phải chọn giữa hai đáp án khác nhau. Họ cũng được yêu cầu nghĩ xem những học viên khác sẽ chọn câu trả lời nào, và mô tả xem đó những người như thế nào. 

Kết quả: Thí nghiệm chỉ ra rằng phần lớn người tham gia nghĩ những người khác sẽ đưa ra câu trả lời tương tự, đồng thời miêu tả những người có câu trả lời ngược lại theo cách khá tiêu cực. 

Empty

4. Hiệu ứng "kẻ bàng quan" - "Rồi sẽ có ai khác giúp thôi" 

Mô tả thí nghiệm: Sau vụ giết người gây chấn động một thời - vụ cô gái tên Kitty Genovese bị giết và có hàng chục người chứng kiến nhưng không ai ra mặt giúp đỡ, nhà khoa học John Darly và Bibb Latane đã làm chuỗi thí nghiệm thử phản ứng của mọi người khi có người cần giúp đỡ. 

Kết quả: Thí nghiệm đã chứng minh rằng trong những trường hợp khẩn cấp, mọi người thường hành động nhanh chóng hơn nếu họ chỉ có một mình. Tuy nhiên, nếu có nhiều người khác xung quanh, họ sẽ do dự và nghĩ rằng rồi ai khác sẽ thay mình làm việc đó thôi. Hiệu ứng này sau đó được nghiên cứu kỹ hơn với một thí nghiệm tiêu biểu mang tên "Căn phòng khói ngạt". Những người ngồi trong phòng một mình và nhận ra khói sẽ lên tiếng cảnh báo nhanh hơn người ở chung phòng với nhiều người khác, đặc biệt là khi những người xung quanh cũng tỏ ra thụ động.

Empty

5. Hiệu ứng Ringelmann: "Tôi sẽ chỉ quan sát thôi" 

Empty

Mô tả thí nghiệm: Maximilien Ringelmann đã đặt ra một giả thuyết rằng mỗi người sẽ đóng góp ít hơn vào mục đích chung nếu họ làm cùng với nhiều người khác. Nhiều thí nghiệm khác nhau được tiến hành, ví dụ như kéo co, nhấc vật nặng... với nhiều nhóm tình nguyện viên khác nhau, kết quả hoạt động nhóm của mỗi người được so sánh với kết quả cá nhân. 

Kết quả:  Hiệu quả làm việc của cá nhân lại lớn hơn so với khi họ làm trong nhóm. Các nhà khoa học lý giải rằng người ta giảm động lực cống hiến khi họ đang trong một nhóm. Điều này có thể do ta cảm thấy thành quả của mình được ghi nhận không rõ ràng bằng khi thực hiện cá nhân. 

Hoàng Ngọc Vũ

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính