1. Để pin điện thoại cạn kiệt rồi mới sạc điện
Nếu bạn có thói quen để điện thoại cho pin về 0% rồi mạc sạch thì nên bỏ ngay. Nguyên nhân là do pin lithium của điện thoại hoạt động theo chu kỳ sạc. Để pin cạn sạch rồi mới sạch sẽ dần làm tổn hại tuổi thọ của pin.
2. Sạc pin diện thoại để qua đêm
Cắm sạc điện thoại suốt đêm làm lãng phí điện năng, pin sạch nhiều hơn mức cần thiết dẫn tới làm hỏng chu kỳ sạc của pin.
Ngoài ra, việc cắm sạc quá lâu cũng có thể khiến pin bị nóng quá mức, dễ dẫn tới cháy nổ.
3. Sử dụng wi-fi miễn phí
Các điểm truy cập wi-fi miễn phí tuy tiện dụng, giúp bạn tiết kiệm tiền 3G, 4G nhưng chúng lại không đảm bảo an toàn. Lưu lượng truy cập ở những điểm wi-fi công cộng thường không được bảo vệ.
Nghĩa là ai cũng có thể dễ dàng xem bạn truy cập trang gì, nhập dữ liệu gì. Do đó, khi sử dụng wi-fi công cộng, bạn không nên vào tài khoản ngân hàng hay nhập bất kỳ loại mật khẩu nào. Chỉ dùng loại wi-fi miễn phí này để tìm kiếm thông tin và truy cập các trang web giải trí.
4. Sử dụng điện thoại khi sạc
Đây là thói quen của rất nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ. Vừa sạc vừa sử dụng điện thoại giúp bạn yên tâm không bao giờ lo hết bin. Tuy nhiên, nó cực kỳ hại pin. Pin sẽ phải làm việc với công suất lớn hơn, vừa xả vừa nạp điện.
Ngoài việc vừa dùng vừa sạc cũng khiến điện thoại nóng hơn bình thường, dễ gây ra cháy nổ. Việc sử dụng các loại dây sạc không đảm bảo chất lượng khiến người dùng phải đối mặt với nguy cơ giật điện, cháy nổ cao hơn.
5. Sử dụng gạo hay máy sấy tóc để làm khô điện thoại bị ướt
Một số thông tin cho rằng khi điện thoại bị rơi xuống nước, bạn chỉ cần cho chúng vào thùng gạo hoặc dùng máy sấy tóc làm khô là được.
Tuy nhiên, các hạt gạo có thể làm tắc nghẽn các bộ phận của điện thoại (như cổng sạc, loa) và không thể hút toàn bộ nước mắc kẹt ở bên trong. Còn nhiệt độ từ máy sấy thường quá lớn và sẽ làm hỏng các linh kiện điện thoại.
Do đó, khi điện thoại bị rơi xuống nước, việc đầu tiên bạn phải làm là tắt nguồn rồi dùng khăn khô để lau hết phần nước bên ngoài. Bạn cũng nên cân nhắc đến việc đem điện thoại ra cửa hàng để thợ sửa xem xét kỹ hơn.
Một số loại điện thoại hiện nay có khả năng kháng nước nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng chúng. Vài giọt nước mưa sẽ không làm điện thoại bị hỏng, trừ khi bạn ngâm nó trong nước hàng giờ đồng hồ.
Khang NhiBạn đang xem bài viết 5 sai lầm tai hại khiến điện thoại vừa mua đã hỏng bét, ai cũng vô tư làm mà không biết tại chuyên mục Tin tức của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].