5 dấu hiệu cảnh báo trẻ có nguy cơ hư hỏng và rối loạn nhân cách trong tương lai

Khi một đứa trẻ tầm 3, 4 tuổi, chúng bắt đầu bộc lộ khá rõ nét tính nết và con người mình. Nếu thấy trẻ có 5 biểu hiện sau, cha mẹ cần đặc biệt lưu ý.

1. Tàn ác với động vật

Sự tàn nhẫn khi đối xử với các loài vật là một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất của rối loạn tâm thần ở trẻ.

Khi bạn giải thích cho một đứa trẻ rằng chúng không được kéo đuôi con mèo hoặc kéo dây xích của con chó, nếu trẻ hiểu và không lặp lại những hành động này thì bạn không phải lo lắng gì cả. Tuy nhiên, nếu trẻ vẫn tỏ ra bạo lực, thích đánh đập, trêu ác hoặc thậm chí giết chúng, đó là lúc bạn cần hành động ngay.

Đây là cách mà những tên tội phạm tương lai thể hiện sự tức giận của họ. Rất nhiều nghiên cứu và thực tế đã chứng minh rằng những đứa trẻ có sở thích bạo lực với động vật lớn lên thường phạm tội.

5 dấu hiệu cảnh báo trẻ có nguy cơ hư hỏng và rối loạn nhân cách trong tương lai 0

2. Vi phạm các quy tắc

Hầu như đứa trẻ nào cũng từng ở trong tình huống vì lo sợ mà buộc phải nói dối người lớn. Nhưng cũng có nhiều trẻ thường xuyên nói dối hoặc không tuân theo các quy tắc dù cho hình phạt có nặng đến đâu bởi chúng coi việc làm sai chính là niềm vui, chúng cố tình nói dối, vi phạm để cảm thấy thỏa mãn.

Ví dụ một đứa trẻ ăn cắp đồ chơi không hẳn vì chúng cần nó, chúng chỉ cảm thấy vui vẻ với việc làm của mình. Những đứa trẻ như vậy rất dễ trở thành tội phạm trong tương lai.

3. Không biết hối lỗi

Khi bị trừng phạt, một đứa trẻ bình thường sẽ rất sợ sệt, lo lắng và vội vàng xin lỗi. Tuy nhiên, với trẻ luôn thể hiện sự kiêu hãnh, tự tin, không áy náy vì lỗi lầm của mình, đây là lúc người lớn thật sự phải chú ý để tìm ra hướng hành động cho thích hợp.

Những đứa trẻ luôn có tâm lý không phải do lỗi của bản thân mình thường có vấn đề về cách cư xử trong tương lai. Tất nhiên, không phải ai có tính cách này cũng sẽ trở thành một kẻ rối loạn nhân cách, nhưng nó cũng là một lý do quan trọng để tìm kiếm sự giúp đỡ từ một nhà tâm lý học.

5 dấu hiệu cảnh báo trẻ có nguy cơ hư hỏng và rối loạn nhân cách trong tương lai 1

4. Chuyên bắt nạt những đứa trẻ khác

Tất nhiên, không phải đứa trẻ nào hay bắt nạt các bạn cũng đều bị rối loạn nhân cách, đôi khi là chúng cậy mình được bao bọc. Một người trở thành kẻ bắt nạt vì nhiều lý do: do muốn được chú ý, muốn thể hiện quyền lực, do bắt chước cha mẹ hay thần tượng của mình... Nhưng nếu con bạn làm điều đó chỉ vì thích và tận hưởng cảm giác làm đau người khác, rất có thể sẽ trở thành tội phạm trong tương lai.

5. Trẻ không biết sợ

Con bạn không dễ sợ hãi hoặc xúc động như những đứa trẻ khác. Trẻ em nếu không dễ dàng rơi vào trạng thái căng thẳng, chúng sẽ không có cảm giác sợ những việc làm sai trái.

Thạch Thảo

Tin liên quan

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính