Trước khi Đại học Bách khoa Hà Nội được 'lên đời', cả nước đã có 5 Đại học

Việt Nam vừa có thêm Đại học Bách khoa Hà Nội được chuyển từ trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Cả nước hiện đang có những Đại học nào?

Đại học là gì?

Đại học là cơ sở giáo dục đại học bao gồm tổ hợp các trường cao đẳng, trường đại học, viện nghiên cứu khoa học thành viên thuộc các lĩnh vực chuyên môn khác nhau, tổ chức theo hai cấp, để đào tạo các trình độ của giáo dục đại học.

Danh sách Đại học ở Việt Nam

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội vừa chuyển thành Đại học Bách khoa Hà Nội.

Đây không phải là Đại học đầu tiên của cả nước mà trước đó Việt Nam đã có 5 đại học gồm:

2 đại học quốc gia là Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh: 2 Đại học này do Chính phủ quyết định việc phân bổ ngân sách.

3 đại học Vùng là Đại học Thái Nguyên, Đại học Huế và Đại học Đà Nẵng: 3 Đại học này do Bộ GD&ĐT quyết định việc phân bổ ngân sách.

Đại học Quốc gia Hà Nội là 1 trong 5 Đại học ở Việt Nam.

Đại học Quốc gia Hà Nội là 1 trong 5 Đại học ở Việt Nam.

Trong mỗi Đại học lại có các trường đại học thành viên. Cụ thể:

Đại học Quốc gia Hà Nội:

Đại học Quốc gia Hà Nội chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ Thủ tướng Chính phủ, bao gồm các chương trình giáo dục đại học, sau đại học, nghiên cứu và ứng dụng khoa học - công nghệ, đa ngành có chất lượng cao và giữ vai trò quan trọng trong hệ thống giáo dục đại học ở Việt Nam.

Các trường thành viên: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên; Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn; Trường Đại học Ngoại ngữ; Trường Đại học Công nghệ; Trường Đại học Kinh tế; Trường Đại học Giáo dục; Trường Đại học Việt - Nhật;Trường Đại học Y Dược; Trường Đại học Luật.

Ngoài ra trường còn có các trường trực thuộc, các khoa, các trung tâm, các viện nghiên cứu...

Đại học Quốc gia TP.HCM:

Đại học Quốc gia TP.HCM gồm 06 trường đại học, 01 khoa, 01 viện và trung tâm trực thuộc có tuyển sinh và đào tạo trình độ đại học là: Trường ĐH Bách khoa, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường ĐH Quốc tế, Trường ĐH Công nghệ Thông tin, Trường ĐH Kinh tế - Luật, Khoa Y, Viện Đào tạo Quốc tế và Trung tâm Đại học Pháp.

Đại học Thái Nguyên:

Đại học Thái Nguyên là một đại học được xếp vào nhóm đại học trọng điểm quốc gia, có trụ sở tại Thái Nguyên.

Các trường thành viên của Đại học Thái Nguyên là: Trường Đại học Sư phạm, Trường Đại học KTCN, Trường Đại học Nông Lâm, Trường Đại học Y Dược, Trường Đại học KT&QTKD, Trường Đại học Khoa học, Trường Đại học CNTT&TT, Trường Cao đẳng KTKT Phân hiệu tại Lào Cai, Trường Ngoại ngữ, Khoa Quốc tế.

Đại học Thái Nguyên là Đại học Vùng.

Đại học Thái Nguyên là Đại học Vùng.

Đại học Huế:

Đại học Huế là đại học đa ngành lớn gồm 8 trường đại học thành viên, 2 khoa trực thuộc và 1 phân hiệu: Trường Đại học Sư phạm, Trường Đại học Khoa học, Trường Đại học Y Dược, Trường Đại học Nông Lâm, Trường Đại học Nghệ thuật, Trường Đại học Kinh tế, Trường Đại học Ngoại ngữ, Trường Đại học Luật, Khoa Giáo dục Thể chất, Khoa Du lịch, Phân hiệu Đại học Huế tại Quảng Trị.

Ngoài ra còn có các trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học.

Đại học Đà Nẵng:

Đại học Đà Nẵng là đại học Vùng trọng điểm quốc gia, đa lĩnh vực, đa ngành, đa cấp độ quản lý bao gồm: 06 trường ĐH thành viên (Trường ĐH Bách khoa, Trường ĐH Kinh tế, Trường ĐH Sư phạm, Trường ĐH Ngoại ngữ, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật và Trường ĐH Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt - Hàn).

07 đơn vị đào tạo trực thuộc (Phân hiệu ĐHĐN tại Kon Tum, Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt - Anh, Khoa Y Dược, Trung tâm Đào tạo Thường xuyên, Khoa Đào tạo Quốc tế, Khoa Giáo dục Thể chất và Khoa Giáo dục Quốc phòng và An ninh). 

Về ĐH Bách khoa Hà Nội, hiện nay cơ sở Đại học này không có trường Đại học thành viên, mà chỉ có 3 trường trực thuộc gồm: Trường Công nghệ Thông tin và Truyền thông; Trường Cơ khí; Trường Điện - Điện tử. 3 trường này thành lập năm 2021.

Điều kiện chuyển Trường đại học thành Đại học

Chính phủ đã quy định chi tiết trong Nghị định 99 (hiệu lực từ ngày 15/2/2020) áp dụng cho các trường đại học, học viện, đại học và tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động giáo dục đại học:

 Thứ nhất: trường đại học được công nhận đạt chuẩn chất lượng cơ sở giáo dục đại học bởi tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục hợp pháp.

 Thứ hai, trường cần ít nhất 3 trường đại học trực thuộc và ít nhất 10 ngành đào tạo trình độ tiến sĩ. Về quy mô đào tạo sinh viên chính quy từ 15.000 em trở lên.

 Thứ ba, trường cần ý kiến chấp thuận của cơ quan quản lý trực tiếp - với đại học công lập, còn với trường tư thục cần sự đồng thuận của các nhà đầu tư đại diện ít nhất 75% tổng số người, đại diện góp vốn.

 Thứ tư, trường xây dựng dự thảo quy chế tổ chức và hoạt động của đại học do các trường đại học liên kết với nhau xây dựng, trong đó xác định mục tiêu, sứ mạng chung. Đồng thời làm rõ các quy định về tổ chức, tài chính, tài sản, các nội dung khác (nếu có).

V.Linh

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính