Dưới đây là những cái "nhất" trên Trái Đất, hành tinh của chúng ta.
1. Nơi sâu nhất trên Trái Đất có độ sâu 10.994 m dưới mực nước biển là rãnh Mariana. Nếu bạn đặt núi Everest ở đây, nó sẽ ngập dưới 2 km nước biển.
Rãnh Mariana, còn gọi là vực Mariana hay vũng Mariana, là rãnh đại dương sâu nhất đã biết, và điểm sâu nhất của nó là nơi sâu nhất trong lớp vỏ Trái Đất. Nó nằm trên phần đáy của khu vực tây bắc Thái Bình Dương, về phía đông quần đảo Mariana.
Điểm sâu nhất có tọa độ 11°21' Bắc và 142°12' Đông. Rãnh Mariana kéo dài tới gần Nhật Bản. Rãnh này là ranh giới nơi hai mảng kiến tạo gặp nhau, là khu vực lún xuống ở đó mảng Thái Bình Dương bị lún xuống dưới mảng Philippines.
Rãnh có chiều dài khoảng 2.550 km nhưng chiều rộng trung bình chỉ vào khoảng 69 km. Phần đáy của rãnh này thấp dưới mực nước biển một khoảng cách lớn hơn nhiều khi so với đỉnh Everest ở trên mực nước biển.
Khe vực Mariana có độ sâu hơn 10.000 m với áp suất kinh khủng và nước biển lạnh giá. Ở đây cũng không hề có chút ánh sáng nào có thể chiếu xuống, bởi vậy lý do vì sao với điều kiện khắc nghiệt như vậy mà sự sống ở đây vẫn phát triển tốt là câu hỏi khiến nhà khoa học đau đầu.
2. Nơi lạnh giá nhất trên mặt đất là Vostok Station ở Nam Cực, từng đạt kỷ lục lạnh -89,2°C vào ngày 21/7/1983.
Vostok Station được thành lập vào ngày 16/12/1957 bởi đội thám hiểm Nam Cực Xô-viết ở Princess Elizabeth Land (một khu vực nằm ở lãnh thổ châu Nam Cực thuộc Úc).
Nơi này lạnh khủng khiếp vì độ cao 3,420 m cách mặt nước biển và thiếu ánh sáng mặt trời.
3. "Dòng sông máu" Rio Tinto ở Tây Ban Nha là sông có độ axit cao nhất, pH từ 2 đến 2,5 và màu nước đỏ rực như màu máu.
Rio Tino là một mỏ khoáng sản lộ thiên, khoảng 3.000 năm trước công nguyên, cộng đồng người cổ đại Iberia và Tartessia khai thác đầu tiên, sau đó đến người Hy Lạp, La Mã, Visigoth, và Moor.
Do có nồng độ pH thấp, tính kim loại nặng, dòng sông Rio Tinto được cho là hệ thống sông ngòi bị ô nhiễm nặng nhất trên thế giới. Con sông này đã từng có vai trò lớn trong lịch sử vì đây chính là cái nôi khai sinh ra thời kỳ đồ Đồng.
Ban đầu người ta cứ nghĩ rằng nồng độ pH thấp là do khai thác mỏ đồng, nhưng sau đó người ta phát hiện ra rằng độ pH thấp là kết quả của hoạt động sinh sôi nảy nở của cộng đồng vi khuẩn tự dưỡng và hiếm khí mà không có bàn tay con người tác động vào.
Độ axit cao khiến dòng sông này tập hợp một cộng đồng vi sinh vật sinh sống, các nhà khoa học đã tìm thấy loài vi khuẩn Extremophile – vi khuẩn hiếm khí sống trong môi trường khắc nghiệt, được tìm thấy tương tự như ở các địa điểm khác trong hệ mặt trời được cho là chứa nước ở dạng lỏng.
4. Kỷ lục về khoảng cách xa nhất đã được xác nhận là của một cú sét đánh trên Oklahoma vào tháng 6 năm 2007, nó đã che phủ một bề ngang là 321 km.
Tia chớp trên Oklahoma là tia sét dài nhất được ghi nhận và đã được Tổ chức Khí tượng Thế giới phân loại chính thức là một hiện tượng thời tiết cực đoan.
Hiện tượng này xảy ra vào ngày 20/6/2007, được Tổ chức Khí tượng Thế giới xác nhận kỷ lục. Trước đó, người ta vẫn cho rằng sét không thể đi dài hơn 32 km hay kéo dài hơn 1 giây.
Ngoài kỷ lục về tia sét có khoảnh cách xa nhất ở Oklahoma, thời lượng dài nhất được báo cáo của một cú sét đánh kéo dài liên tục trong 7,74 giây ở Provence-Alpes-Côte d'Azur thuộc miền Nam nước Pháp.
5. Điểm cao nhất tính từ tâm Trái Đất là ngọn núi Chimborazo ở Ecuador, cách tâm Trái Đất 6.384,4 km.
Điểm cao nhất tính từ tâm Trái Đất không phải là Everest mà là núi Chimborazo, một núi lửa đã ngừng hoạt động nằm ở Ecuador.
Đây cũng là ngọn núi cao nhất Ecuador với chiều cao 6.268 m. Dù không phải ngọn núi cao nhất nếu xét theo chiều cao, Chimborazo là điểm cao nhất tính từ xích đạo.
Ngọn núi nằm cách xích đạo 1 độ về phía Nam, và do Trái Đất phình ra quanh xích đạo, tức là vùng gần xích đạo sẽ cách xa tâm trái đất nhất. Đỉnh núi cách tâm trái đất 6.384,4 km, trong khi đỉnh Everest cách tâm trái đất 6.382,3 km.
(Theo Facts Catalogue)
Trang ĐặngBạn đang xem bài viết 5 cái nhất trên Trái Đất khiến bạn vừa ngạc nhiên vừa hãi hùng tại chuyên mục Cuộc sống Muôn màu của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].