5 cách khắc phục tật xấu ngoáy mũi ở trẻ nhỏ, cha mẹ cần sửa ngay trước khi quá muộn

Nhiều trẻ nhỏ có thói quen ngoáy mũi và đôi khi còn ăn gỉ mũi. Tật xấu này không chỉ không 'đẹp mắt' mà còn có thể lây lan vi trùng.

Một nghiên cứu năm 2018 được công bố trên Tạp chí Hô hấp Châu Âu cho thấy ngoáy mũi có thể lây lan vi khuẩn gây viêm phổi

Hơn nữa, ngoáy mũi có thể gây tổn thương hốc mũi, dẫn đến chảy máu cam, nhiễm trùng và các vết loét khó lành.

Nếu không khắc phục ngay từ nhỏ, tật ngoáy mũi có thể trở thành thói quen khó bỏ khi trẻ lớn hơn.

Vì sao trẻ ngoáy mũi?

5 cách khắc phục tật xấu ngoáy mũi ở trẻ nhỏ, cha mẹ cần sửa ngay trước khi quá muộn 0

Ngoáy mũi là một thói quen khá bình thường ở trẻ nhỏ vì một số lý do như:

- Trẻ có cảm giác khó chịu trong mũi do chất nhầy khô hoặc ẩm khiến trẻ muốn lấy chúng ra ngoài.

- Thói quen khi lo lắng, bồn chồn

- Căng thẳng

- Buồn chán

Cho dù con bạn ngoáy mũi vì lý do gì thì đây cũng là thói quen cần loại bỏ.

Cách khắc phục tật ngoáy mũi ở trẻ

Ngay khi bạn phát hiện con bắt đầu ngoáy mũi, hãy gọi con lại, đưa cho con khăn giấy và nhắc con ngừng ngoáy mũi.

Hãy lặp lại lời nhắc nhở khi cần thiết.

Nếu đây là thói quen mới của con thì có thể trong mũi con đang có thứ gì đó như chất nhầy khiến con khó chịu.

1. Thảo luận với con về vấn đề vệ sinh

Một số trẻ thậm chí không nhận ra mình đang ngoáy mũi và nó trở thành thói quen lơ đễnh. Hãy tiếp tục nhắc thở trẻ, yêu cầu trẻ ngừng lại và đi rửa tay.

Hãy giải thích cho trẻ biết ngoáy mũi là thói quen không sạch sẽ, không chỉ khiến mũi con bị nhiễm trùng mà còn có thể làm lây lan vi trùng gây bệnh cho con và người khác.

2. Dùng các dụng cụ hỗ trợ

5 cách khắc phục tật xấu ngoáy mũi ở trẻ nhỏ, cha mẹ cần sửa ngay trước khi quá muộn 1

Trên thị trường có nhiều sản phẩm được thiết kế để giúp trẻ ngừng ngoáy mũi. Bạn cũng có thể dùng băng urgo dính lên ngón tay con để ngăn con ngoáy mũi.

Hãy giải thích cho con tại sao bạn lại dán urgo lên đó để con hiểu mình không nên ngoáy mũi.

3. Cho con việc khác để làm

Trẻ ngoáy mũi có thể là do buồn chán hoặc chỉ muốn làm gì đó, Nếu trẻ xem TV và ngồi thụ động một chỗ nhiều, hãy cố gắng cho con bạn tham gia những hoạt động khác.

Khi đôi tay bận rộn, con sẽ bớt hành vi ngoáy mũi hơn.

4. Hỏi bác sĩ nhi khoa

Việc trẻ ngoáy mũi thường không nghiêm trọng, nhưng trong một số trường hợp hiếm hoi, đặc biệt nếu hành vi ngoáy mũi xảy ra đột ngột và kết hợp với một hành vi khác (chẳng hạn như đái dầm) thì có thể là dấu hiệu đáng lo.

Thói quen ngoáy mũi có thể bị gây ra bởi căng thẳng (stress). Nếu bạn nghi ngờ con bạn đang gặp khó khăn với tật ngoáy mũi, hãy hỏi bác sĩ nhi khoa để được tư vấn.

5. Rửa tay, cắt móng tay thường xuyên

Nếu bạn đã thử mọi cách để ngăn con ngoáy mũi nhưng không có kết quả thì hãy tạm phớt lờ một thời gian. Đảm bảo con rửa tay sạch sẽ, cắt móng tay thường xuyên.

(Theo Verywellfamily)

Hoàng Nguyên

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính