1. Chăm sóc thú cưng
Trách nhiệm chăm sóc thú cưng trong gia đình cần được chia sẻ bình đẳng với tất cả các thành viên trong gia đình.
Theo Tiến sĩ Giáo dục Laura J. Colker, cha mẹ nên giám sát tương tác giữa trẻ am và thú cưng nhưng đồng thời hãy cho phép con cho thú cưng ăn hoặc uống nước.
Tiến sĩ Colker nói rằng việc cho phép trẻ em chăm sóc thú cưng sẽ giúp trẻ phát triển khả năng đồng cảm, chăm sóc. Trẻ lớn hơn có thể phụ giúp dắt thú cưng đi dạo.
2. Chăm em
Trẻ nhỏ có thể cảm thấy ghen tị khi gia đình có thêm thành viên mới, nhưng việc cho phép trẻ lớn phụ trông em nhỏ có thể giúp ích.
Ví dụ với con lớn khoảng 4 tuổi, bạn có thể nhờ con giúp lấy tã và khăn lau cho em.
3. Gấp quần áo
Gấp quần áo là nhiệm vụ có vẻ tẻ nhạt nhưng lại rất tốt cho sự phát triển của con bạn.
TS Colker khuyên trẻ nhỏ nên giúp ghép các đôi tất, không chỉ giúp con học toán mà còn cả nhận diện màu sắc, hình khối.
Trẻ lớn hơn có thể tự gấp quần áo và cất quần áo vào tủ.
4. Phụ nấu ăn
Dù trẻ nhỏ có thể chưa biết nấu ăn nhưng trẻ có thể phụ giúp một số bước chuẩn bị bữa ăn.
Ví dụ trẻ từ 3-4 tuổi có thể giúp đong nguyên liệu, dùng tay bóc vỏ một số loại thực phẩm, dùng thìa gỗ hoặc spatula cao su để trộn thực phẩm.
Mặc dù để trẻ phụ có thể khiến bạn phải tốn thời gian dọn dẹp hơn nhưng trải nghiệm này sẽ giúp trẻ học hỏi nhiều kỹ năng cho sau này.
5. Làm việc nhà
Mặc dù con bạn có thể không hào hứng phụ giúp việc nhà, nhưng theo Giáo sư Tiến sĩ Lawrence Balter, cho trẻ làm việc nhà sẽ có lợi cho sự phát triển của trẻ từ giai đoạn sớm.
Với trẻ nhỏ, cha mẹ nên cùng làm việc nhà với trẻ, cần có sự hướng dẫn, thực hành, giám sát.
Dần dần có thể xây dựng lịch làm việc nhà và tạo thói quen thành một phần công việc hàng ngày cho trẻ tự giác thực hiện mà không cần thúc giục.
Theo Balter, nên cho trẻ làm các công việc như dọn đồ chơi, dọn giường của con.
Phụ giúp việc nhà sẽ giúp hình thành tinh thần hợp tác trong gia đình và khuyến khích sự tự lập.
6. Mua sắm
Theo TS Balter, đây là cách trẻ học kỹ năng thực tế. Ví dụ, trước khi đi siêu thị, con có thể giúp bạn lên danh sách và kiểm tra các mặt hàng được thêm vào giỏ hàng.
Để tăng trải nghiệm, hãy thảo luận với con về ngân sách trước khi bắt đầu mua sắm để con tính toán, ước tính tổng số tiền.
Điều này giúp trẻ phát triển kỹ năng toán học, kỹ năng suy luận, đây là những kỹ năng quan trọng để trẻ trở nên độc lập.
7. Giặt quần áo
Các chuyên gia khuyến khích cha mẹ cho trẻ giúp đỡ việc giặt quần áo từ sớm. Ví dụ trẻ 10 tuổi đã có thể giúp cha mẹ từ việc cho quần áo vào máy giặt tới gấp quần áo.
8. Tự chọn quần áo để mặc
Mặc dù đôi khi khiếu thẩm mỹ của con có thể khiến bạn "thở dài thườn thượt", nhưng cho phép con bạn tự chọn đồ để mặc là cách khuyến khích trẻ tự lập và biết quyết định thông minh.
Nếu bạn nghi ngờ về khả năng chọn đồ con mình, ví dụ chọn đồ bơi giữa thời tiết lạnh giá thì bạn có thể chỉ cho con chọn trong 2-3 phương án mà bạn đã duyệt trước
9. Gọi đồ ăn về nhà
Con bạn có thể thích nghịch điện thoại, nhắn tin với bạn bè, nhưng con đã biết dùng điện thoại để gọi đồ ăn hay chưa?
Dù nhiều trẻ em ngày nay nghiện điện thoại nhưng điện thoại vẫn là sản phẩm hiện đại không thể thiếu trong cuộc sống.
Bạn nên giao cho trẻ những nghiệm vụ chỉ có thể hoàn thành bằng cách gọi điện thoại.
Hãy cho con tập dùng điện thoại để con thoải mái khi phải sắp xếp cuộc hẹn hay đặt đồ ăn qua điện thoại.
(Theo Rd)
Hoàng NguyênBạn đang xem bài viết 9 điều cha mẹ cần để con tự làm giúp con độc lập, trưởng thành tại chuyên mục Dạy con của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].