Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

5 biểu hiện 'kêu cứu' ở cơ thể trẻ, mẹ nhất định phải chú ý

Những biểu hiện tưởng rằng hết sức thông thường lại là lời ''kêu cứu'' của cơ thể trẻ, mẹ cần chú ý để kịp thời đề phòng, chữa trị.

Trẻ sơ sinh rất mong manh và sức đề kháng tương đối yếu, nên nếu chúng ta bất cẩn, con sẽ dễ bị nhiễm bệnh. Do còn quá nhỏ để thổ lộ tình trạng sức khỏe của mình, do đó, con chỉ có thể “nói” bằng cách khóc.

Tuy nhiên, khi bệnh xuất hiện, trên cơ thể của con sẽ gửi tín hiệu mà mẹ có thể để ý và dự phòng:

1. Trẻ nhiều dử mắt

Khi trẻ ngủ dậy, mắt có thể dính chút dử mắt, đó là điều hết sức thông thường. Dử mắt thường là các hạt nhỏ khô, màu vàng nhạt hoặc trắng sữa.

Tuy nhiên nếu thời điểm nào đó mẹ thấy dử mắt của con nhiều hơn hẳn thông thường, lúc đó mẹ cần để ý.

Đó có thể là dấu hiệu con đang bị nghẹt mũi, ho, sốt… Hoặc mẹ để ý mắt con có dấu hiệu sưng đỏ, có nước mắt, hay nháy mắt… Nếu phát hiện điều gì khác thường, nên nhanh chóng đưa con tới bác sĩ kiểm tra.

Empty


2. Trẻ quấy khóc nhiều

Nhiều lúc vì trẻ có nhu cầu gì đó không được đáp ứng, con sẽ khóc. Nhiều khi trẻ không thoải mái cũng sẽ dùng cách khóc để biểu hiện. Lúc đó mẹ cần lưu ý quan sát con có điều gì bất ổn. Liệu có phải trang phục, bỉm dính làm đau con, hay những sợi vải thừa ở quần áo, găng tay, găng chân cũng đều có thể làm ảnh hưởng đến làn da của trẻ.

Ngoài ra, nếu môi trẻ bị khô, mắt chậm chạp, sốt và các vấn đề khác, bố mẹ phải mang trẻ đến khám bác sĩ.

Empty

3. Trẻ ăn không ngon miệng

Bình thường trẻ ăn uống có quy luật, lượng thức ăn cũng ổn định. Bỗng nhiên đến một giai đoạn con ăn ít hẳn đi, hoặc không muốn ăn. Điều này có thể do bé đang ở trong giai đoạn thay đổi, còn gọi là tuần lễ khủng hoảng (wonder week), hoặc do con cảm thấy "khó ở".

Mẹ hãy kiểm tra các vấn đề về tiêu hóa, hoặc con có bị thiếu chất dinh dưỡng nhất định dẫn đến tình trạng mất cảm giác thèm ăn, chán ăn. Nếu cơ thể bé bị thiếu kẽm, con sẽ cảm thấy chán ăn và còi cọc.

Empty

4. Chất lượng giấc ngủ của trẻ kém

Trẻ em bình thường sẽ có giấc ngủ ổn định, nhịp thở đều, tự nhiên. Nếu trường hợp con bạn buổi tối khó ngủ, bồn chồn, ngủ không yên, có thể do hô hấp của con có vấn đề, hoặc bụng khó chịu do tiêu hóa.

Empty

5. Trẻ ra mồ hôi quá nhiều

Do sự trao đổi chất mạnh mẽ, hoạt động tay chân nhiều, trẻ thường đổ nhiều mồ hơi hơn người lớn. Tuy nhiên nếu trong phòng có nhiệt độ mát mẻ vừa phải, con vẫn có hiện tượng đổ nhiều mồ hôi, mẹ cần xem xem có phải đó là dấu hiệu bệnh không.
 
Thêm vào đó hãy để ý tình trạng con đi vệ sinh, màu sắc, hình dáng phân, tần suất trẻ xì hơi… cũng là những tín hiệu cơ thể mà mẹ cần lưu tâm.  
 

Bảo Anh

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính