Huyết áp thấp là gì?
Huyết áp chính là áp lực được sinh ra trong quá trình đẩy máu khi tim bơm máu vào thành động mạch.
Khi đo huyết áp, chúng ta sẽ thu được hai thông số, bao gồm:
- Huyết áp tâm trương (chỉ số dưới) khi tim nghỉ ngơi.
- Huyết áp tâm thu (chỉ số trên) khi tim co bóp.
Một người được chẩn đoán huyết áp thấp khi chỉ số huyết áp tâm trương < 60 mmHg và/hoặc huyết áp tâm thu < 90mmHg.
9 dấu hiệu cảnh báo huyết áp thấp
Rất nhiều người cho rằng, chỉ tăng huyết áp mới gây ra biến chứng nguy hiểm, nhưng thực tế, huyết áp thấp làm ảnh hưởng nhiều và nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Một số dấu hiệu thường gặp ở người bị huyết áp thấp gồm:
- Tâm trạng thay đổi
- Run chân tay
- Mặt tái nhợt
- Đổ mồ hôi
- Mờ mắt
- Chóng mặt
- Đau đầu
- Mệt mỏi
- Thường xuyên đói bụng
Việc phát hiện sớm các dấu hiệu của huyết áp thấp có ý nghĩa rất quan trọng trong điều trị cũng như hạn chế các biến chứng và giảm tỷ lệ tử vong do bệnh gây ra. Do đó, khi thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường nói trên, người bệnh nên kiểm tra huyết áp ngay và đi thăm khám sớm để được xác định chính xác, điều trị kịp thời.
5 biến chứng thường gặp của bệnh huyết áp thấp
Theo bác sĩ BV Nguyễn Tri Phương, nếu để tình trạng huyết áp thấp kéo dài, không điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, ảnh không nhỏ đến hoạt động của toàn cơ thể như:
- Suy giảm hệ thần kinh: Nếu không được cung cấp đủ máu, hệ thần kinh sẽ suy giảm, ảnh hưởng đến khả năng cung cấp dinh dưỡng đến các cơ quan trong cơ thể, lâu dần sẽ khiến thận, gan, tim, phổi đều có thể bị suy yếu.
- Giảm trí nhớ: Huyết áp thấp khiến cho người bệnh bị thiếu máu trong thời gian dài, dẫn đến nguy cơ cao bị sa sút trí tuệ, suy giảm trí nhớ.
- Choáng, ngất đột ngột: Huyết áp hạ quá thấp cũng có thể làm nhịp tim nhanh, gây choáng váng và ngất. Và tình trạng ngất xỉu đột ngột có thể gây tai nạn nguy hiểm nếu người bệnh đang đứng trên cao, điều khiển phương tiện giao thông hay đi cầu thang…
- Điếc, giảm thính lực: Huyết áp thấp còn có thể gây tổn thương ốc tai khiến nhiều bệnh nhân bị giảm thính lực, thậm chí điếc.
- Tai biến mạch máu não: Huyết áp giảm thường xuyên cũng là nguyên nhân gây tai biến mạch máu não. Nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy, có khoảng 30% số người bị nhồi máu não và 25% số người bị nhồi máu cơ tim có nguyên nhân do huyết áp thấp.
Làm gì khi bị tụt huyết áp?
Khi người thân, bạn bè bị tụt huyết áp, cần xử lý như sau:
- Cho người bệnh nghỉ ngơi ở chỗ thoáng mát, đầu thấp, nâng cao chân để tăng lượng máu lên não
- Kiểm tra huyết áp bằng các dụng cụ đo huyết áp để xác định tình trạng huyết áp và có phương pháp xử trí kịp thời
- Cho người bệnh uống nước lọc, khoảng 450ml, có thể uống thêm trà gừng, nước muối…
- Day ấn 2 huyệt thái dương cho bệnh nhân, day đi day lại khoảng 30 – 50 lần với lực mạnh dần
- Vuốt từ trán sang 2 bên thái dương khoảng 30 lần
- Đưa người bệnh đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị
An AnBạn đang xem bài viết 5 biến chứng thường gặp của huyết áp thấp, nguy hiểm không kém tăng huyết áp tại chuyên mục Tin y tế của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].