5 bệnh trẻ dễ mắc khi đi học trở lại, cha mẹ cần làm gì để con ít bị ốm khi đi học

Trẻ đi học trở lại sẽ tăng nguy cơ mắc các bệnh lây nhiễm, do đó cha mẹ cần có kiến thức để nhận biết, xử trí kịp thời để bảo vệ sức khỏe con yêu.

5 bệnh trẻ dễ mắc khi đi học trở lại

Bước vào năm học mới cũng là thời điểm thời tiết thay đổi thất thường, thuận lợi cho virus, vi khuẩn phát triển. Khi đi học trẻ sẽ tăng nguy cơ mắc các bệnh lây nhiễm dưới dây.

1. Rối loạn tiêu hóa

Trẻ bắt đầu đi học là có sự thay đổi môi trường sinh hoạt từ ở nhà sang ở trường, trẻ ăn uống tại lớp với giờ giấc và thực đơn có thể khác so với ở nhà. Đây là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa trong những ngày đầu đi học.

Khi bị rối loạn tiêu hóa trẻ thường có những biểu hiện như nôn ói, đi ngoài, sốt, nổi phát ban, sốt… Nguyên nhân gây bệnh là do bé nhiễm virus đường tiêu hóa.

Bệnh có thể tự hết, nhưng giai đoạn sốt virus có thể lây lan nhanh, bùng phát thành dịch. Vì vậy, nếu phát hiện con có biểu hiện hoặc được chẩn đoán là rối loạn tiêu hóa do virus, cha mẹ cần cho trẻ nghỉ học, ở nhà chăm sóc. Để phòng ngừa, cha mẹ cần tuân thủ Lịch tiêm chủng cho trẻ theo độ tuổi; tăng cường miễn dịch cho bé thông qua chế độ ăn uống đa dạng thực phẩm, ngủ nghỉ đủ giấc và vui chơi hòa mình với thiên nhiên.

Việc trẻ ăn, ngủ, chơi chung cùng nhau khi đi học sẽ dễ dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh lây nhiễm. Ảnh minh họa

Việc trẻ ăn, ngủ, chơi chung cùng nhau khi đi học sẽ dễ dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh lây nhiễm. Ảnh minh họa

2. Bệnh đường hô hấp

Vào thời điểm giao mùa, các mầm bệnh virus biến đổi phát triển, trẻ dễ bị virus tấn công do lây nhiễm từ việc chơi chung đồ chơi, dùng chung đồ, các bề mặt tiếp xúc tại trường lớp không được vệ sinh sạch sẽ…, dẫn đến trẻ bị viêm mũi họng, viêm phế quản…

Khi mắc các bệnh đường hô hấp trẻ thường có các biểu hiện như ho, sốt, viêm họng, chảy nước mũi, bỏ ăn, khò khè khó thở, bỏ chơi, quấy khóc… Nếu thấy trẻ có những triệu chứng này, cần đưa trẻ đi khám bác sĩ để tránh bệnh diễn biến nặng hơn, gây suy hô hấp, viêm phổi…

3. Sốt virus

Một số loại virus đường hô hấp, tiêu hóa, như virus thủy đậu, viêm não Nhật Bản, sởi… thường tấn công gây bệnh ở trẻ nhỏ - đối tượng có miễn dịch non yếu, cơ thể chưa hoàn thiện, chưa có khả năng kháng bệnh.

Khi nhiễm virus, trẻ có thể sốt cao đến 39 – 40 độ C. Trong giai đoạn sốt, trẻ thường rất mệt mỏi, mắt lờ đờ, ít đáp ứng thuốc hạ sốt thông thường, dễ xuất hiện các cơn co giật nguy hiểm.

Vì vậy, khi thấy trẻ sốt cao, không đáp ứng với thuốc hạ sốt thông thường thì cha mẹ nên đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, điều trị kịp thời.

4. Dị ứng

Cơ thể trẻ nhỏ rất nhạy cảm, dễ bị kích ứng do các tác nhân từ môi trường. Vậy nên, trẻ dễ dị ứng với không gian sống ẩm thấp, nhiều bụi khói, lông thú vật, thức ăn hải sản, thức ăn nấu không chín kỹ,…

Khi bị dị ứng trẻ thường có các biểu hiện như nổi mẩn ngứa, đỏ trên da thành từng dải, mảng như mề đay, trẻ có thể bị ho, lên cơn hen suyễn, nôn trớ, đau bụng, đi ngoài lỏng…

Một số trường hợp nặng có thể bị sốt, khó thở, sưng phù nề một số nơi trên cơ thể, nhất là trên mặt.

Do đó, cha mẹ cần lưu ý những dấu hiệu này để theo dõi sức khỏe của con, đưa con đến cơ sở y tế xử trí khi cần thiết.

5. Đau mắt đỏ

Trẻ đau mắt đỏ do mắt bị nhiễm khuẩn hoặc virus, gây nên sưng viêm kết mạc. Đau mắt đỏ cần phát hiện sớm, nếu không, bệnh sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng đến mắt của trẻ, như viêm mắt nặng hơn.

Cha mẹ cần nhớ, khi chăm sóc bé bị đau mắt đỏ tại nhà phải lưu ý giữ vệ sinh mọi vật dụng, ngóc ngách trong nhà sạch sẽ. Cho bé nằm nghỉ ngơi ở nơi thoáng khí, không khói bụi. Dùng khăn sạch nhúng nước ấm lau hoặc đắp lên mắt đỏ của bé để giảm bớt cảm giác khó chịu.

Cha mẹ cần hướng dẫn trẻ tăng cường vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy. Ảnh minh họa

Cha mẹ cần hướng dẫn trẻ tăng cường vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy. Ảnh minh họa

Làm gì để con ít bị ốm khi đi học

Hầu hết các bệnh trẻ mắc phải khi mới đi học sẽ được chữa lành nếu phát hiện sớm và xử lý kịp thời.

Tuy nhiên, với điều kiện sức khỏe chưa được hoàn thiện ở trẻ, các bác sĩ nhi khoa khuyến cáo cha mẹ cần lưu ý các biện pháp phòng ngừa cho con như sau:

  • Giữ sạch sẽ vệ sinh môi trường sống.
  • Duy trì cho trẻ chế độ ăn uống dinh dưỡng đầy đủ, cân đối, vận động hợp lý.
  • Theo dõi biểu đồ tăng trưởng của bé thường xuyên để nhận biết nếu có biểu hiện bất thường. 
  • Tiêm vắc-xin cho con đầy đủ và đúng lịch. Đây là cách chủ động phòng tránh các bệnh truyền nhiễm đã có vắc-xin cho trẻ.
  • Hướng dẫn trẻ tăng cường vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, che miệng và mũi khi ho, hắt hơi.
  • Vệ sinh và mở cửa thoáng mát nơi ở, lớp học, phòng làm việc. Lau chùi bề mặt, vật dụng bằng hóa chất sát khuẩn thông thường.
  • Nhắc trẻ uống đủ nước, tập thể dục thể thao, ngủ sớm vào buổi tổi, đeo khẩu trang, tránh tiếp xúc với người có biểu hiện bệnh…
  • Hạn chế ăn quà vặt ở cổng trường trước và sau giờ học.
  • Chăm sóc vệ sinh thân thể, răng miệng để phòng tránh mắc các bệnh về da liễu, sâu răng.
  • Khi trẻ bị ốm cần hạ sốt, bổ sung nước điện giải, tăng cường dinh dưỡng, vệ sinh mũi họng, hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các trẻ khác hoặc những người có cơ địa suy giảm miễn dịch, nằm trong môi trường thoáng khí, nhiệt độ mát.
An An

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính