1. Cho con ăn đồ ăn nóng
Thức ăn sẽ rất nhanh nguội vào mùa đông vậy nên bố mẹ thường cho con ăn đồ ăn khi còn nóng. Thế nhưng việc thường xuyên tiêu thụ đồ ăn ở nhiệt độ cao dễ làm ảnh hưởng đến đường ruột và dạ dày của trẻ.
Thực tế thực quản của trẻ chỉ chỉ chịu được nhiệt độ khoảng 40 - 50 độ C, do vậy cha mẹ hãy chờ cho thức ăn nguội bớt rồi hãy cho con ăn
2. Mặc quá nhiều quần áo cho con
Cha mẹ thường mặc cho con rất nhiều lớp quần áo vào mùa đông để có thể chống lại cái lạnh khắc nghiệt. Tuy nhiên cha mẹ cũng cần nhớ rằng việc ủ ấm quá mức có thể khiến trẻ bị bệnh, bởi thân nhiệt của trẻ không giống người lớn.
Nếu mặc quá ấm, trẻ dễ bị ra mồ hôi và bị ngấm ngược vào trong cơ thể gây ra cảm lạnh, viêm phổi. Ngoài ra, ứ động mồ hôi trên da cũng gây ngứa ngáy, khó chịu.
3. Đắp quá nhiều chăn
Tương tự như mặc quần áo, với tâm lý sợ con lạnh nên cha mẹ đắp thêm nhiều lớp chăn cho con khi đi ngủ. Thế nhưng quá trình trao đổi chất của trẻ nhỏ diễn ra nhanh hơn người lớn, da mỏng manh hơn và các mạch máu phân bổ dày đặc hơn khiến trẻ rất dễ đổ mồ hôi khi ngủ.
Đắp quá nhiều chăn, mặc quả nhiều quần áo khiến trẻ bí bạch, ra mồi hôi và dễ bị cảm lạnh.
4. Giữ con ở trong nhà quá lâu
Người lớn thường giữ bé khư khư ở trong nhà suốt mùa đông vì sợ trẻ bị nhiễm lạnh khi đi ra ngoài. Tuy nhiên, trẻ ở trong nhà đóng kín của trong thời gian dài, không khí lưu thông kém dẫn tới thiếu oxy lên não và ảnh hưởng đến sự phát triển trí não.
Ngoài ra, không vận động ngoài trời cũng khiến trẻ phải đối mặt với nguy cơ thiếu vitamin D - một yếu tố cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ. Vitamin D là một chất được tổng hợp dưới ảnh nắng mặt trời. Trở không tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có thể chậm phát triển hơn các bé khác.
Minh KhuêBạn đang xem bài viết 4 việc bố mẹ vẫn thường làm tưởng tốt cho con vào mùa đông nhưng lại khiến con dễ ốm hơn tại chuyên mục Cha mẹ thông thái của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].