Dưới đây là 4 loại hàng hóa mà người giàu ít khi mua, nhưng lại rất hấp dẫn với người nghèo, đôi khi thậm chí họ sẵn lòng dốc cạn lương để sở hữu chúng.
1. Hàng xa xỉ
Người giàu thường ít quan tâm đến việc mua sắm những món đồ xa xỉ để thể hiện địa vị của mình. Họ hiểu rõ những gì họ thực sự muốn và không để những ham muốn trở thành thứ đánh lừa họ.
Trong khi đó, người nghèo và một số người tự xem mình giàu có bị cuốn vào những ham muốn và chi tiêu vô tội vạ.
Xem thêm: Tiết kiệm khác với hà tiện: 3 thứ triệu phú tự thân không bao giờ chi tiền
2. Quần áo, giày dép, phụ kiện
Người giàu có thể có nhiều tài sản, nhưng họ thường không quá chăm sóc về cách ăn mặc và trang điểm. Họ chú trọng hơn vào triết lý sống và tạo dựng thương hiệu cá nhân.
Ngược lại, người nghèo thường dành nhiều thời gian và tiền bạc để chăm sóc bề ngoài, hy vọng sẽ có vẻ ngoài đẹp hơn.
3. Hàng giảm giá
Thương mại điện tử phát triển mạnh trong thế kỷ 21 đã khiến người nghèo dễ bị cuốn vào những chiêu trò khuyến mãi và ưu đãi, dù có nhiều thứ không thực sự cần thiết.
Người giàu, trái lại, quý trọng thời gian và năng lượng của bản thân. Họ không để mất phương hướng vì những cám dỗ nhỏ nhặt này.
4. Sản phẩm điện tử
Với người nghèo, sở hữu các sản phẩm điện tử tốt là điều tượng trưng cho mức sống và hạnh phúc. Họ tin rằng sở hữu những sản phẩm này sẽ cải thiện cuộc sống của họ.
Người giàu, trong khi đó, không coi đồ điện tử là thứ tượng trưng cho mức sống và chỉ xem chúng là tiện ích.
Xem thêm: 7 lý do vì sao tôi dùng điện thoại Android thay vì iPhone
Kết
Các chuyên gia tâm lý cho rằng, sự chênh lệch cơ bản giữa người giàu và người nghèo nằm ở suy nghĩ và tư duy.
Nếu người nghèo thay đổi cách suy nghĩ và áp dụng tư duy của người giàu, họ có thể cải thiện đáng kể cuộc sống và thành công hơn trong việc giải quyết mọi vấn đề.
(Theo Zhihu)
Hoàng NguyênBạn đang xem bài viết 4 thứ người giàu ít mua, người nghèo dốc cạn lương để sắm tại chuyên mục Kỹ năng sống của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].