1. Sống vượt quá khả năng của bạn
Nhiều người có thói quen chi tiêu vượt quá khả năng thu nhập mỗi tháng. đặc biệt là những người trẻ tuổi thường chi tiêu quá mức để giữ hình ảnh bên ngoài của mình.
Điều này có thể dẫn đến nợ thẻ tín dụng và cản trở tăng trưởng tài chính trong tương lai.
Hãy chi tiêu trong tầm khả năng của bạn và đảm bảo bạn có thể đáp ứng tất cả các nghĩa vụ tài chính, bao gồm tiết kiệm cho hưu trí.
2. Để cảm xúc xen vào chuyện tiền bạc
Tiền bạc có thể là một chủ đề nhạy cảm với nhiều người. Những cảm xúc như trốn tránh, ngần ngại có thể gây khó khăn cho việc giải quyết các vấn đề tiềm ẩn về tiền bạc.
Rất nhiều cá nhân mang trong mình mặc cảm rằng họ không thể quản lý tiền bạc một cách hoàn hảo. Đôi khi cảm xúc tiêu cực đó có thể là trở ngại ngăn họ đi tìm kiếm sự giúp đỡ.
Mọi người thường gặp khó khăn trong việc tìm kiếm sự giúp đỡ về tài chính vì không muốn đối mặt với hoàn cảnh thực tế của mình.
Tuy nhiên, bạn không cần phải thay đổi toàn bộ cuộc sống của mình trong một ngày. Giải quyết các vấn đề về tiền bạc sẽ mất nhiều thời gian, nhất là các vấn đề tích tụ lâu dài như nợ thẻ tín dụng hoặc thói quen chi tiêu vô tội vạ.
Có nhiều cách để bạn tìm kiếm lời khuyên, tốt nhất hãy bắt đầu với những thay đổi nhỏ như sử dụng một ứng dụng theo dõi chi tiêu.
3. Không làm việc với chuyên gia
Bạn có thể không cần phải thuê một người hoạch định tài chính chuyên nghiệp, nhưng các cố vấn hoặc chuyên gia tài chính có thể giúp bạn vạch ra kế hoạch tốt nhất cho số tiền của mình và tránh xa những lời khuyên tồi.
Hãy tìm kiếm những người hoặc tổ chức hợp pháp và uy tín, minh bạch về các khoản phí và có cùng phong cách quản lý tài chính với bạn.
Và nếu bạn đã có trải nghiệm tiêu cực với một chuyên gia hoạch định tài chính, đừng để điều đó ngăn bạn cố gắng tìm một người khác thực sự có thể giúp bạn.
Bạn có thể tham khảo các đề xuất từ các đồng nghiệp để tìm thấy chuyên gia phù hợp với nhu cầu của bạn.
4. Không có tổ chức
Công nghệ giúp quản lý tài chính dễ dàng hơn, nhưng nó cũng có thể khiến nhiều người bỏ qua việc theo dõi tài chính.
Bạn cần quản lý tài chính một cách có tổ chức, thường xuyên xem xét tất cả các tài khoản của bạn, bao gồm cả quỹ hưu trí và các quỹ đầu tư cũ để luôn làm chủ tài chính của bản thân.
5. Trì hoãn
Thói quen trì hoãn sẽ khiến tình hình tài chính của bạn ngày càng tệ hơn. Một số người lạc quan cho rằng mọi thứ sẽ ổn thỏa trong tương lai, nhưng không phải lúc nào cũng vậy.
Bạn không cần phải lên kế hoạch toàn bộ cuộc đời trong tương lai, nhưng nên đặt ra các mục tiêu ngắn hạn thực tế và thực hiện các bước nhỏ, chẳng hạn như tạo ngân sách hoặc thiết lập các khoản tiết kiệm tự động,... để cải thiện tình hình tài chính của bạn.
Xem thêm: Quy tắc 75/15/10: Cách quản lý tiền bạc như những người giàu nhất thế giới
(Theo CNBC)
Hoàng NguyênBạn đang xem bài viết 5 sai lầm về tiền cần tránh nếu muốn trở nên giàu có tại chuyên mục Kỹ năng sống của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].