Nồi chiên không dầu được nhiều người dùng để chế biến thức ăn thay cho phương pháp chiên ngập dầu.
Với chiếc nồi này bạn sẽ chỉ cần dùng rất ít dầu, do đó là lựa chọn tốt hơn cho sức khỏe.
Tuy nhiên, không phải thực phẩm nào cũng phù hợp để cho và nồi chiên không dầu.
Dưới đây là 4 món bạn không nên cho vào nồi chiên không dầu.
1. Đồ chiên tẩm bột ướt
Tránh cho thực phẩm tẩm bột ướt vào nồi chiên không dầu.
Vì lớp bột sẽ không cố định và bám lại xung quanh thực phẩm như khi được nhúng ngập trong dầu để chiên, mà sẽ bị chảy xuống đáy nồi.
Kết quả là nồi chiên bị bẩn, còn thực phẩm không có được lớp vỏ ngoài giòn rụm như khi chiên dầu.
Nếu món chiên tẩm bột ướt được chiên trước và đông lạnh, bạn có thể cho vào nồi chiên không dầu.
2. Rau xanh
Rau xanh khi nấu bằng nồi chiên không dầu có thể chín không đều và rất dễ bị cháy.
Bạn nên tránh tuyệt đối việc cho các loại rau xanh như rau diếp, rau chân vịt vào nồi chiên không dầu.
Khi chọn loại rau cho vào nồi chiên không dầu, bạn có thể chọn những loại nặng một chút như súp lơ, bí ngòi.
Ngoài ra, các chuyên gia nói rằng các loại rau đông lạnh có thể cho vào nồi chiên không dầu vì chúng có giữ lại độ ẩm dưới dạng đóng băng.
3. Phô mai
Nếu bạn muốn làm phô mai chiên, đừng cho vào nồi chiên không dầu.
Vì chiếc nồi này không thực sự chiên thực phẩm. Phô mai nếu không được bọc một lớp gì đó thì sẽ chỉ chảy thành chất lỏng khi bị cho vào nồi chiên không dầu, tạo thành mớ hỗn độn mà bạn sẽ không muốn phải dọn dẹp.
4. Bỏng ngô
Bạn có thể tự làm bỏng ngô tại nhà với một ít dầu ăn, bơ và một chiếc nồi đậy kín nắp.
Tuy nồi chiên không dầu có vẻ tương tự một chiếc nồi kín, nhưng nó không đủ nóng để làm nổ bỏng ngô.
Nhiệt độ nồi chiên không dầu thường là từ 160 độ C đến 200 độ C, trong khi nhiệt độ để làm nổ bỏng ngô là từ 200 độ C đến 315 độ C.
Do đó tốt nhất bạn nên dùng lò vi sóng hoặc một chiếc nồi bình thường để làm bỏng ngô, thay vì nồi chiên không dầu.
(Theo Rd)
Hoàng NguyênBạn đang xem bài viết 4 loại thực phẩm không nên cho vào nồi chiên không dầu tại chuyên mục Bếp ăn của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].