Theo bác sĩ Kiran Sethi, ngay cả những người có da khô cũng dễ nổi mụn trứng cá nếu lỗ chân lông bị tắc nghẽn.
Mụn trứng cá không chỉ do da dầu mà còn do tắc nghẽn lỗ chân lông và thay đổi nội tiết tố.
Dưới đây là 4 cách giúp bạn kiểm soát mụn nếu có da khô.
1. Xem xét vấn đề hormone
Có khả năng bạn bị mụn do mất cân bằng nội tiết tố.
Vì vậy, bạn cần phải xem xét vấn đề tuyến giáp và hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) trước khi tìm kiếm các phương pháp chăm sóc da khác.
2. Hiểu làn da của bạn
Bạn cần hiểu sản phẩm nào phù hợp với làn da của mình hoặc không để ngăn ngừa mụn hiệu quả.
Có thể da bạn nhạy cảm hoặc các sản phẩm chăm sóc da bạn đang dùng khiến bạn nổi mụn.
Do đó tốt nhất bạn cần hiểu da mình phù hợp với loại nào để tránh bị mụn.
Bác sĩ Sethi gợi ý: "Nếu bạn bị nổi mụn, hãy ngưng dùng các sản phẩm nằm trong quy trình chăm sóc da hoặc các công thức chăm sóc da tại nhà mà bạn đang áp dụng.
3. Chuyển sang sản phẩm chứa axit salicylic
Nếu bạn nghĩ rằng axit salicylic chỉ có hiệu quả với những người da dầu thì bạn đã hoàn toàn sai lầm.
Nếu bạn có làn da khô và đang bị nổi mụn, hãy sử dụng các sản phẩm chứa axit salicylic.
Tiến sĩ Sethi cho biết: "Sữa rửa mặt và kem dưỡng ẩm có chứa axit salicylic có thể giúp thông thoáng lỗ chân lông và giảm mụn trứng cá".
4. Thay đổi khẩu trang thường xuyên
"Đeo khẩu trang là điều cần thiết trong mùa dịch, nhưng khẩu trang có thể khiến da mặt bạn nổi mụn. Khẩu trang có thể gây tắc nghẽn lỗ chân lông trên da và dẫn tới mụn.
Do đó thay đổi khẩu trang thường xuyên khi bạn ở bên ngoài kết hợp lau mồ hôi và bụi bẩn trên mặt có thể giúp bạn ngăn ngừa mụn trứng cá", bác sĩ Sethi nói.
Nếu những mẹo này không hiệu quả, hãy tìm đến sự trợ giúp của chuyên gia để giải quyết mối lo ngại của bạn. Chúc bạn có làn da sạch mụn!
(Theo HealthShots)
Hoàng NguyênBạn đang xem bài viết Chuyên gia da liễu mách 4 cách khắc phục mụn trứng cá trên da khô hiệu quả tại chuyên mục Làm đẹp của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].