3 nguyên tắc xã giao cơ bản nhất ai cũng nên biết để xã hội văn minh, tốt đẹp hơn

Các nghi thức xã giao lịch sự không đơn thuần là những hành vi bề ngoài như nói cảm ơn, giữ cửa cho người đến sau, mặc trang phục phù hợp hay bắt tay một cách lịch sự. Đằng sau những nghi thức xã giao đó là các nguyên tắc nền tảng cho mọi hành vi ứng xử.

Những nguyên tắc này bao gồm: cân nhắc, tôn trọng và trung thực.

Ba đức tính này là nền tảng cho mọi cách cư xử được hình thành. Chúng vượt qua các ranh giới thời gian, không gian, nền văn hóa.

Ví dụ, bắt tay là cách chào hỏi tinh túy của phương Tây. Ở La Mã cổ đại, người ta lại chắp cánh tay lại để chào hỏi. Người Nhật thì có cách thức cúi người để chào hỏi...

Mặc dù các cử chỉ này khác nhau, nhưng điểm chung là chúng thể hiện sự tôn trọng và chào đón người khác. 

Về bản chất, các nghi thức xã giao giải đáp câu hỏi "như thế nào", còn các nguyên tắc thể hiện lý do "vì sao".

3 nguyên tắc xã giao cơ bản nhất ai cũng nên biết để xã hội văn minh hơn

3 nguyên tắc xã giao cơ bản nhất ai cũng nên biết để xã hội văn minh hơn

Dưới đây là 3 nguyên tắc xã giao cơ bản nhất mà bất cứ ai cũng nên biết để cư xử văn minh, được mọi người tôn trọng.

1. Tôn trọng

Sự tôn trọng có thể là một cảm giác, và nó có thể được thể hiện qua hành động và lời nói của chúng ta.

Đối với chúng tôi, tôn trọng người khác có nghĩa là công nhận và thừa nhận giá trị của họ với tư cách là con người, bất kể họ có nền tảng, chủng tộc hay tín ngưỡng nào.

Nó được thể hiện trong tất cả các mối quan hệ hàng ngày của chúng ta, bằng việc không hạ thấp phẩm giá của người khác vì những ý tưởng và quan điểm của họ, không cười đùa với những hành vi phân biệt chủng tộc hoặc phân biệt giới tính, gạt bỏ định kiến sang một bên và luôn cởi mở.

Chúng ta thể hiện sự tôn trọng không chỉ bằng những việc chúng ta không làm mà còn bằng những hành động có chủ ý, chẳng hạn như đến đúng giờ, mặc quần áo phù hợp hoặc dành sự tập trung hoàn toàn cho người hoặc những người mà chúng ta đang ở cùng.

Tự trọng cũng quan trọng như tôn trọng người khác. Một người tôn trọng bản thân không phải là khoe khoang hay tự đề cao chính mình, mà là người tự tin theo cách khiến người khác tin tưởng họ.

Họ đánh giá cao bản thân bất kể ngoại hình hay tài năng như thế nào, hiểu rằng sự chính trực và tính cách mới là điều thực sự quan trọng.

2. Cân nhắc

Cân nhắc là có sự đồng cảm với người khác, và yếu tố quan trọng thể hiện sự cân nhắc là suy nghĩ thấu đáo trước khi hành động.

Điều đó có nghĩa là suy nghĩ về những gì bạn có thể làm cho những người xung quanh và hành động của bạn sẽ ảnh hưởng đến họ như thế nào.

Sự cân nhắc sẽ khiến chúng ta giúp đỡ một người bạn hoặc người lạ gặp khó khăn, bày tỏ lòng biết ơn hoặc khen ngợi.

3. Trung thực

Trung thực không chỉ nằm ở việc nói thật, không nói dối, mà còn nằm ở những hành động chân thành và chính trực.

Phải nói thêm rằng, con người thích sự trung thực "được lòng" hơn là "mất lòng".

Do đó, không chỉ trung thực, chúng ta còn phải dùng sự cảm thông để tìm ra những sự thật tích cực, và nói hoặc làm những việc trung thực mà không gây bối rối hay đau khổ cho người khác.

Trung thực cũng có nghĩa là sống thật với mọi người. Chẳng ai thích kiểu lịch sự giả tạo, đãi bôi - điều đó sẽ bị coi là bất lịch sự.

Kết luận

Đặt 3 nguyên tắc này cùng nhau và hành động, cư xử hàng ngày dựa trên 3 nguyên tắc này sẽ giúp bạn có được sự tôn trọng của tất cả mọi người và có được những mối quan hệ tuyệt vời.

3 nguyên tắc này cũng sẽ giúp bạn vượt qua khó khăn, vượt qua những bất động trong quan điểm hoặc đối phó khi gặp phải những người khó tính, đồng thời giúp bạn xây dựng mối quan hệ tốt hơn nữa với những người thân thiết.

(Theo Emily Post)

Hoàng Nguyên

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính