Thịt gà là một trong những thực phẩm rất giàu dinh dưỡng và được nhiều người yêu thích.
Trong thịt gà có chứa nhiều vitamin A, B, C, E cùng các chất khác như canxi, photpho, sắt...
Theo Đông y, thịt gà có tính ngọt, tính ấm có tác dụng ôn trung ích khí tốt cho người gấy yếu, sút cân, suy kiệt...
Mặc dù rất tốt cho sức khỏe nhưng khi ăn thịt gà cần hạn chế ăn 3 bộ phận dưới đây để tránh gặp họa.
Mề, gan, phổi
Mề, gan, phổi gà chứa nhiều mầm bệnh. Các chuyên gia dinh dưỡng đã chỉ ra, trong gan gà có chứa nhiều mầm bệnh là nơi tích lũy kim loại nặng. Phần mề gà cũng vậy, những chất độc có trong thức ăn sẽ đọng lại ở bộ phận này, do đó nên hạn chế ăn.
Tương tự như mề, gan khi sơ chế gà nên loại bỏ phần phổi đi bởi ở đây chứa nhiều vi khuẩn, giun sán,... gây hại cho sức khỏe của con người.
Phao câu gà
Rất nhiều người thích ăn phao câu gà vì hương vị rất giàu chất béo khi ăn có cảm giác mềm, thơm, béo ngậy.
Người xưa có câu: "Nhất phao câu, nhì đầu cánh" thế nhưng phao câu lại không hề tốt như bạn nghĩ bởi đây là bộ phận độc hại nhất trong cơ thể gà. Trong phao câu có chứa túi xoang, các tế bào lâm ba, những chất dịch độc sẽ tồn đọng ở đây. Khi ăn thường xuyên phao câu sẽ tích lũy chất độc trong cơ thể làm tăng nguy cơ gây ung thư.
Một số người cho rằng ăn phao câu sẽ giúp tóc đen, óng mượt nhưng thực tế phao câu không có công dụng này.
Cổ gà
Giống như phao câu, cổ gà là phần được nhiều người yêu thích. Tuy vậy, cổ gà lại không tốt như bạn nghĩ.
Nguyên nhân là bởi ở cổ gà có chứa một lượng lớn hạch bạch huyết đồng thời là nơi lưu lại các vi khuẩn, virus và tập trung nhiều độc tố vì thế ăn cổ gà chính là nạp chất độc vào người.
Bên cạnh đó, vùng da ở cổ cũng chứa nhiều hàm lượng chất béo cùng cholesterol ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người.
Thanh HươngBạn đang xem bài viết 3 bộ phận của gà tưởng ngon nhưng rất độc, người Việt vẫn ăn hàng ngày mà không biết tại chuyên mục Sống khỏe của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].