Báo Điện tử Gia đình Mới

4 bộ phận của cá nhiều người tranh ăn nhưng cực độc, chớ dại dây vào

Cá tuy rất bổ dưỡng nhưng có 4 bộ phận tuyệt đối không nên ăn.

4 bộ phận của cá nhiều người tranh ăn nhưng cực độc, chớ dại dây vào 0

Cá là thực phẩm rất giàu dinh dưỡng được nhiều người yêu thích. Cá có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau giúp bữa cơm gia đình thêm đủ đầy, bổ dưỡng.

Tuy nhiên, khi ăn cá cần chú ý bỏ đi 4 bộ phận chứa đầy mầm bệnh này để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của cả nhà.

Ruột

4 bộ phận của cá nhiều người tranh ăn nhưng cực độc, chớ dại dây vào 1

Ruột cá là món tủ của nhiều người nhưng không phải ai cũng biết đây là bộ phận chứa đầy chất độc có thể khiến bạn mắc phải một số bệnh như dị ứng, gan thận hay bệnh về đường tiêu hóa.

Một vài nghiên cứu đã chỉ ra, trong ruột cá có thể chứa nhiều độc tố đồng thời là nơi sinh sống của nhiều loại vi sinh vật. Nếu ăn ruột cá nhiễm phải ký sinh trùng thì rất nguy hiểm.

Trong trường hợp chế biến các món ăn liên quan đến ruột cá bạn cần chế biến cẩn thận, rửa lại nhiều lần với muối và nấu chín kỹ.

Mật

4 bộ phận của cá nhiều người tranh ăn nhưng cực độc, chớ dại dây vào 2

Có thể bạn chưa biết, mật cá là nơi chứa nhiều độc tố như tetrodotoxin - chất có tác động xấu đến hệ thần kinh gây mệt mỏi, suy hô hấp và thậm chí là rối loạn hành vi.

Bên cạnh đó, ăn mật cá còn khiến bạn đối mặt với nguy cơ sốc nhiễm khuẩn, chảy máu cấp...

Một số người lấy mật cá trắm ủ rượu thì vô cùng nguy hiểm, loại rượu này có thể gây tử vong.

Khi chế biến cá, bạn cần tránh để mật cá vỡ ra nhất là không để dịch mật bắn vào mắt.

Lớp màng đen 

4 bộ phận của cá nhiều người tranh ăn nhưng cực độc, chớ dại dây vào 3

Trong bụng cá có 1 lớp màng đen, đây là phần tanh nhất của cá, nặng mùi bùn đất và chứa một lượng lớn chất béo cùng lysozyme.

Ngoài ra, lớp màng đen này còn là nơi tồn tại của 1 số chất ô nhiễm, vi khuẩn độc hại... nên bạn cần loại bỏ lớp màng này khi chế biến cá kẻo gây hại cho sức khỏe mà không biết.

Da cá

4 bộ phận của cá nhiều người tranh ăn nhưng cực độc, chớ dại dây vào 4

Nghiên cứu chỉ ra, da cá là bộ phận dễ hấp thụ nhiều thủy ngân nhất là với những con cá có tuổi đời lâu.

Một số loại cá có nguy cơ nhiễm thủy ngân cao như cá kiếm, cà ngừ, cá vược, cá kình...

Tuy lượng thủy ngân cùng kim loại nặng ở trên da cá không có nhiều nhưng bạn cũng nên hạn chế ăn bộ phận này. Lượng độc tuy nhỏ nhưng ăn thường xuyên thì sẽ tích tụ lại thành hàm lượng gây hại cho sức khỏe.

Thanh Hương/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO