1. Nhiều người ở Nhật ngủ trên nệm chứ không phải giường
Người Nhật có thói quen ngủ trên nệm bông dày. Những chiếc nệm này được trải ở thẳng xuống sàn mỗi đêm và cất vào tủ vào mỗi buổi sáng, nó cho phép họ tiết kiệm không gian trong phòng. Hầu hết các căn hộ ở Nhật Bản đều rất nhỏ gọn, không phù hợp để kê giường hay ghế dài. Một số khách sạn ở Nhật cũng sử dụng nệm thay giường.
2. Một số người Nhật ngủ cùng những chiếc gối tre đặc biệt
Nhiều người Nhật sử dụng một chiếc gối ôm làm bằng tre thay vì chiếc gối vải thông thường. Nguyên nhân vì sử dụng tre dễ chịu và thoải mái hơn trong khí hậu nóng ẩm.
3. Nhà của người Nhật luôn có Genkan
Genkan là khu vực gần cửa trước, nơi người Nhật cởi bỏ giày dép. Được ngăn cách với sảnh chính hoặc phòng chính bằng bậc cửa không để bụi bẩn bay vào nhà.
4. Trứng tráng ở Nhật Bản được nấu trong một chiếc chảo hình chữ nhật đặc biệt
Trứng tráng cuộn rất phổ biến ở Nhật Bản. Chúng được nấu trong một cái chảo hình chữ nhật đặc biệt (không phải trong cái chảo tròn mà chúng ta vẫn quen dùng), giúp cho các cuộn đều và gọn gàng. Loại chảo này được gọi là Makiyakinabe hoặc Tamagoyaki.
5. Có một nơi bí mật trong hầu hết mọi căn bếp của người Nhật
Trong nhà bếp của họ, nhiều người Nhật có thêm một không gian ''âm'' để đựng thức ăn, chai lọ hoặc đồ dùng. Nó thường được thiết kế ngay dưới sàn bếp.
6. Ở đây không chỉ có máy giặt giặt quần áo mà còn có thể sấy khô
Máy giặt tích hợp máy sấy khá phổ biến ở Nhật Bản. Tuy nhiên, người nước ngoài chỉ ra rằng điều này không thực sự tiện lợi vì dù bạn có đặt chế độ sấy trong vài giờ thì cuối cùng quần áo vẫn hơi ẩm.
Có một giải pháp cho vấn đề này - một chiếc quạt tích hợp trong phòng tắm.
7. Bồn cầu được thiết kế chỗ rửa tay bên trên để tiết kiệm nước
Cơ chế hoạt động khá đơn giản, khi bạn rửa tay, nước sẽ giữ lại ở phần chứa bồn cầu, để sử dụng cho lần đi vệ sinh sau. Điều này giúp bạn tiết kiệm nước triệt để.
8. Phòng tắm của người Nhật có một chút khác biệt so với chúng ta. Bồn tắm đôi khi không có vòi
Văn hóa tắm ở Nhật Bản hoàn toàn khác với phần còn lại của thế giới. Đầu tiên, bạn cần tắm và rửa sạch cơ thể. Chỉ sau khi thực hiện động tác này, bạn mới có thể ngâm mình vào bồn tắm.
Bạn không cần phải xoay vòi và điều chỉnh nhiệt độ nước - tất cả những gì bạn cần làm là bật bảng điều khiển và chỉ ra nhiệt độ cần thiết trên đó. Nước sẽ được điều chỉnh tự động đúng nhiệt độ bạn yêu cầu.
9. Luôn sử dụng dụng cụ gắn kết cho tủ quần áo và tủ lạnh
Dụng cụ kết dính này rất đơn giản, một mặt chúng được dán vào tủ quần áo hoặc tủ, và mặt kia lên trần nhà. Đối với những chiếc tủ thấp hơn đáng kể so với trần nhà (chẳng hạn như tủ lạnh), họ sử dụng những miếng dán đặc biệt được dán vào chân ở một bên và xuống sàn ở bên kia.
Lý do cho điều này khá đơn giản: nếu một trận động đất xảy ra, đồ đạc sẽ không bị rơi hay đổ vỡ.
10. Nhà bếp của người Nhật thường thiếu lò nướng
Không phải nhà bếp Nhật Bản nào cũng có những chiếc lò nướng đủ kích cỡ như chúng ta đã quen. Thay vào đó, người dân địa phương sử dụng lò vi sóng có tất cả các chức năng cần thiết được tích hợp sẵn. Ngoài ra, nhiều nhà bếp có một lò nướng nhỏ để nấu cá dưới bếp.
11. Nhiều người sử dụng máy nước nóng thay cho ấm đun nước
Bạn có thể tìm thấy một máy nước nóng nhỏ thay vì một ấm đun nước trong nhiều nhà bếp Nhật Bản. Nó được sử dụng để pha trà, cà phê và pha mì. Máy này có một lợi thế lớn hơn một ấm đun nước thông thường - bạn có thể đặt nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ sôi nếu bạn không cần nước sôi.
12. Một trong những thứ chính mà mọi người có là túi hút ẩm
Khí hậu ở Nhật Bản rất ẩm ướt, đó là lý do tại sao người dân địa phương tích cực chống nấm mốc vào mùa hè. Họ sử dụng hệ thống thông gió và túi hút ẩm như các biện pháp phòng ngừa chính. Họ thường để nó vào tủ quần áo và phòng lưu trữ.
Bạn có thể mua những thứ này ở bất kỳ hiệu thuốc gần nhà nào hoặc trong cửa hàng thiết bị gia dụng.
Thạch ThảoBạn đang xem bài viết 12 điều trong căn hộ tại Nhật Bản có thể khiến du khách thích thú và khiếp sợ tại chuyên mục Cuộc sống Muôn màu của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].