Theo Bright Side, có 10 bí quyết giao tiếp giúp bạn thành công.
1. Giao tiếp là gì?
Để học bất kỳ điều gì, trước hết chúng ta cần hiểu thứ mình sắp học là gì. Giao tiếp là trao đổi thông tin cả bằng lời và không lời, như qua nói chuyện, chữ viết, ký hiệu, cử chỉ hành vi.
Mọi người có thể chia sẻ thông tin, quan điểm, cảm xúc,... bằng giao tiếp. Kỹ năng giao tiếp tốt giúp bạn làm quen mọi người, kết bạn hay tìm được tình yêu.
2. Dám nói ra suy nghĩ của bạn
Khả năng kiểm soát cảm xúc và quan điểm của bạn là một bước quan trọng trong việc đưa ra ý kiến của mình một cách rõ ràng cho mọi người hiểu.
Đừng ngại nói chỉ vì bạn cảm thấy ý kiến của mình sẽ không được coi trọng. Hãy cố gắng vượt qua nỗi sợ hãi của chính bản thân, sẽ luôn có những người lắng nghe bạn, cũng có những người không. Không có ai nói được điều nào bạn nên hay không nên nói ra cho mọi người.
3. Giao tiếp bằng mắt (Eye contact)
Nhìn vào mắt đối phương khi đang nói chuyện hoặc lắng nghe sẽ khiến họ cảm nhận bạn đang chú ý và hứng thú với những gì họ nói và ngược lại, nếu bạn là người nói bạn cũng cần nhìn vào mắt người đối diện. Nếu nói trước đông người, ánh mắt bạn cần bao quát khắp mọi người để họ cảm nhận được bạn đang nói chuyện với họ.
Tuy nhiên mỗi lần giao tiếp mắt chỉ nên kéo dài từ 5 - 15 giây.
4. Lắng nghe, đừng ngắt lời người khác
Bạn cảm thấy thế nào khi bị người khác ngắt lời khi đang nói? Rất khó chịu phải không? Vì vậy khi là người lắng nghe bạn cũng cần đứng trên góc độ của người nói để cảm nhận. Hãy để họ được bày tỏ cảm xúc, tạm quên đi quan điểm của bạn trong chốc lát.
Sau khi họ nói xong bạn có thể bắt đầu nói.
5. Chú ý tốc độ nói
Nếu bạn nói quá nhanh sẽ khiến mọi người cảm thấy bạn đang lo lắng, thiếu tự tin. Nếu nói quá chậm mọi người có thể không kiên nhẫn nghe bạn nói hết.
Hãy nói lớn, chậm lại khi đang nhấn mạnh chi tiết quan trọng hoặc khi đang tổng kết vấn đề. Tốc độ nói cũng quan trọng như giao tiếp mắt vậy.
6. Chú ý độ to nhỏ của giọng nói
Kiểm soát âm lượng của bản thân không phải điều dễ dàng, nhất là khi bạn đang lo lắng hoặc có quá nhiều điều muốn nói và sợ quên thông tin.
Khi chỉ có hai người riêng tư, bạn có thể nói nhẹ nhàng, còn khi thuyết trình trước đám đông, nơi không gian rộng thì bạn phải nói đủ lớn.
7. Nói rõ ràng, rành mạch
Bạn cảm thấy thế nào khi người nói cứ lầm bầm, không rõ ràng?
Muốn nói hay, bạn phải luyện tập để nói rõ ràng trước đã, như vậy mọi người mới có thể hiểu điều bạn nói.
Nếu người khác liên tục phải yêu cầu bạn nhắc lại xem vừa nói gì thì bạn cần xem lại cách phát âm của mình ngay.
Hãy nói rõ từng từ, dùng cấu trúc và từ ngữ đơn giản thay vì những câu quá phức tạp như trong văn viết.
8. Phát âm
Trong trường hợp thuyết trình tiếng nước ngoài, chẳng hạn tiếng Anh, thì muốn đạt hiệu quả cao bạn nhất định phải tra tất cả những từ định dùng trong bài thuyết trình mà bạn chưa chắc cách đọc.
Hãy học 1 - 5 từ mới mỗi ngày và sử dụng hàng ngày trong giao tiếp.
Biết cách dùng từ sẽ giúp bạn tự tin hơn, nói chuyện có vẻ thuyết phục hơn.
Cách cải thiện kỹ năng phát âm tốt chính là nghe nhiều hơn và thực hành nói nhiều hơn.
9. Chú ý cử chỉ, động tác
Động tác tay có thể tiết lộ nhiều điều về tính cách của bạn. Bạn cần kiểm soát những động tác, cử chỉ của mình để tránh khiến người nghe thấy khó chịu.
Ngoài ra bạn cần học những cử chỉ, động tác có lợi cho việc giao tiếp, tất nhiên các động tác ấy cần được thực hiện một cách tự nhiên mới có tính thuyết phục.
10. Đừng bắt người khác chờ đợi phản hồi của bạn quá lâu
Trong giao tiếp bằng tin nhắn, đừng bao giờ xem tin nhắn của người khác mà không trả lời trong khi họ đang chờ đợi phản hồi của bạn, vì điều đó sẽ khiến họ nghĩ rằng bạn không hứng thú và không muốn nói chuyện với họ.
Nếu đã lỡ xem tin nhắn mà quên một thời gian không trả lời thì hãy xin lỗi chân thành và phản hồi họ ngay lập tức.
"Quan hệ thời công nghệ: Chữ "seen" rất nhỏ, rất ảo, nhưng sát thương thì là thật, lại còn rất đau."
Trang ĐặngBạn đang xem bài viết 10 bí quyết giúp bạn giao tiếp thuyết phục, được mọi người lắng nghe và yêu quý tại chuyên mục Cha mẹ thông thái của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].