Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

Từ 2021, khám BHYT trái tuyến ở bệnh viện Trung ương có được thanh toán 100% không?

Theo quy định của Luật Bảo hiểm Y tế, từ 1/1/2021, người dân có thẻ bảo hiểm y tế điều trị nội trú tại các bệnh viện tỉnh trái tuyến sẽ được hưởng bảo hiểm như đúng tuyến.

Kết quả của thông tuyến bảo hiểm y tế

Từ 1/1/2021, Luật BHYT quy định sẽ bắt đầu thực hiện thông tuyến BHYT theo tuyến tỉnh. Người có thẻ BHYT khi điều trị nội trú ở các bệnh viện tuyến tỉnh thì được hưởng đầy đủ quyền lợi như đi khám, điều trị nội trú đúng tuyến.

Đây là kết quả của việc thông tuyến bảo hiểm y tế. 

Trước đó, từ năm 2014, Khoản 4 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm Y tế năm 2014 nêu rõ:

"Từ ngày 01/01/2016, người tham gia BHYT đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện được quyền khám, chữa bệnh BHYT tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện trong cùng địa bàn tỉnh với mức hưởng như khi khám, chữa bệnh đúng tuyến".

Ví dụ: Bà Nguyễn Thị A tham gia BHYT đăng ký nơi khám chữa bệnh ban đầu là Bệnh viện đa khoa huyện Đan Phượng (Hà Nội). Bắt đầu từ 01/01/2016, bà A có thể đến khám chữa bệnh tại Bệnh viện đa khoa huyện Hoài Đức (Hà Nội) và được hưởng chi phí khám chữa bệnh như đúng tuyến của BHYT. 

Từ 2021, khám BHYT trái tuyến ở bệnh viện Trung ương có được thanh toán 100% không? 0

Như vậy, với quy định này, có thể hiểu, thông tuyến bảo hiểm y tế là việc người bệnh đi khám, chữa bệnh tại bất cứ bệnh viện tuyến huyện nào trên cùng địa bàn tỉnh đều được hưởng quyền lợi như nhau.

Thông tuyến BHYT giúp cho người dân tham gia BHYT có cơ hội tiếp cận với cơ sở y tế mà mình tin tưởng, giảm các thủ tục hành chính không cần thiết. 

Từ năm 2021, khám BHYT trái tuyến tại các bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức có được thanh toán 100% không?

  Ông Lê văn Khảm, Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm Y tế, Bộ Y tế.

Ông Lê văn Khảm, Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm Y tế, Bộ Y tế.

TS.BS Lê Văn Khảm, Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm Y tế, Bộ Y tế cho biết: Chúng ta thực hiện KCB thông tuyến là theo Luật BHYT đang hiện hành, theo đó từ năm 2016 đến nay, chúng ta mới áp dụng thông tuyến đối với bệnh viện tuyến huyện trên cả nước.

Từ 1/1/2021, Luật BHYT quy định sẽ bắt đầu thực hiện thông tuyến BHYT theo tuyến tỉnh. Người có thẻ BHYT khi điều trị nội trú ở các bệnh viện tuyến tỉnh thì được hưởng đầy đủ quyền lợi như đi khám, điều trị nội trú đúng tuyến.

Cũng theo ông Khảm, tuy năm 2021 thông tuyến BHYT tuyến tỉnh nhưng đối với tuyến trung ương thì chưa áp dụng thông tuyến để tránh dẫn tới tình trạng quá tải.  

"Chúng ta cần có sự lựa chọn hợp lý khi đi lên tuyến trên KCB bởi sẽ kèm thêm chi phí phát sinh không cần thiết. Khi nắm rõ tình trạng bệnh, được bác sĩ tham vấn, tư vấn KCB ở tuyến dưới rồi thì không nên lên tuyến trên dẫn đến tình trạng quá tải. Quá tải dễ dẫn đến giảm về mặt chất lượng".

Do đó, mặc dù tham gia BHYT tại các BV tỉnh, nhưng nếu không có giấy chuyển viện đúng tuyến lên các bệnh viện trung ương như Bạch Mai, Việt Đức, BV Phổi TƯ... thì bệnh nhân chỉ được Quỹ BHYT thanh toán theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều 22 Luật BHYT là 40% chi phí điều trị.

An Nhiên

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính