Bị ung thư hạ họng nhưng bác sĩ kết luận “họng sáng như gương”
Trong lúc anh Đ.T.H, sinh năm 1964 đang ngủ trên giường truyền hóa chất, thì chị M, sinh năm 1967, Phú Thọ có chia sẻ về hành trình điều trị bệnh vất vả của chồng mình.
Trước đó, anh H là một người có sức khoẻ rất tốt, chưa từng phải tới bệnh viện. Đầu năm 2016, anh H bắt đầu xuất hiện những hạch to ở cổ, nuốt hơi vướng.
Khám ở một bệnh viện quê nhà, bác sĩ kết luận “họng sáng như gương” và cho rằng đó là triệu chứng của viêm họng, cho thuốc về nhà uống.
Tuy nhiên, sau một thời gian không những không đỡ, hạch lại càng to hơn, anh chị đã khám lại ở bệnh viện lớn ở Hà Nội và được chẩn đoán ung thư hạ họng giai đoạn 2.
Chị M chia sẻ: “Lúc đó anh chị rất sốc, vì từ trước tới nay anh ấy có sức khỏe rất tốt, không ốm đau đi viện bao giờ mà nay lại phát hiện ra ung thư. Bản thân chị suy nghĩ quá nhiều và giảm mất 7kg trong 1 tháng”.
Do thời gian đi khám lại tại viện khác, đồng thời chờ kết quả sinh thiết lâu nên sau 3-4 tháng, bệnh nhân mới bắt đầu được điều trị và lúc này hạch đã to hơn, nghi đã chuyển sang giai đoạn 3. Chị M cho biết, từ sau khi khám lại lần 2, hạch lớn nhanh như thổi, và anh có cảm giác giật giật tại vị trí hạch.
Nói về quá trình điều trị sau khi chẩn đoán bệnh, chị M cũng chia sẻ với chúng tôi rằng: “Quá trình điều trị ở bệnh viện công mất nhiều thời gian, đông bệnh nhân và nhiều bất cập, không đi đến kết quả nên gia đình cảm thấy rất chán nản.
Cùng lúc đó, có chị người nhà nói đã có người thân điều trị ở Bệnh viện Thu Cúc, ở đây điều trị với phác đồ Singapore. Mặc dù biết là chi phí cao hơn nhưng nghe nói là bác sĩ giỏi và tận tình, dịch vụ tốt nên gia đình quyết định chuyển viện”.
Gánh nặng kinh tế và hành trình gian nan để có tiền chữa bệnh cho chồng
Điều trị ung thư là cả một quá trình vất vả đối với bất kỳ gia đình nào, và gia đình chị M cũng không ngoại lệ. Trước khi anh H mắc bệnh, gia đình anh chị tương đối khá giả. Tuy nhiên, cả 2 vợ chồng đều phải nghỉ việc để điều trị và chăm sóc cho nhau, đứa con trai duy nhất của anh chị lại du học ở Nhật nên kinh tế rất khó khăn.
Mặc dù vậy, trải quá trình điều trị tại viện công trước đó đã thôi thúc chị rằng, dù thế nào cũng phải để anh được điều trị tốt nhất.
Theo phác đồ của bác sĩ Lim Hong Liang - Khoa Ung bướu Singapore, Bệnh viện Thu Cúc, phụ trách chính về điều trị ung thư phổi và ung thư đầu – mặt – cổ, anh H được xạ trị để thu nhỏ khối u, sau đó mổ nạo vét hạch cổ, thắt động mạch cảnh. Sau quá trình điều trị, sức khỏe của anh H phục hồi nhanh, ăn uống tốt…
Tuy nhiên, 1 năm sau, anh có dấu hiệu tái phát bệnh. Lúc đó, anh H thì khá lạc quan nhưng chị M rất suy sụp.
Đợt điều trị thứ 2, bác sĩ Lim cho phác đồ truyền hóa chất. Rất may là thể trạng người bệnh đáp ứng tốt với thuốc và sau vài đợt hóa chất, sức khỏe anh phục hồi tốt. Cho tới nay, tình trạng bệnh của anh H đã ổn định và chỉ cần tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ Lim.
Chị M chia sẻ, lần điều trị thứ 2 gia đình rất khó khăn, vì số tiền tích cóp được đã chi trả hết cho lần điều trị trước. Và lần này, chị đã phải vay tiền họ hàng để rồi sau khi anh ra viện, chị phải đi giúp việc cho người họ hàng tại Singapore để lấy tiền trả nợ.
Nói về quãng thời gian vất vả chống chọi bạo bệnh cùng chồng, chị M cho biết: “Tôi thấy lựa chọn chuyển viện của mình là rất đúng đắn. Bác sĩ Singapore đã cứu chồng tôi, sức khỏe anh tiến triển tốt mỗi ngày.
Bác sĩ, điều dưỡng ở đây rất tận tâm, giúp đỡ bệnh nhân như những người thân trong gia đình. Do đó, tôi không cảm thấy có áp lực gì ngoại trừ việc vẫn phải lo tiền nong.
Mặc dù chi phí điều trị cao hơn các bệnh viện công, nhưng tôi không còn lo bác sĩ quát mắng, không phải lo “lót tay” bác sĩ để được vào khám/điều trị, chồng tôi được sử dụng những loại thuốc rất tốt, ít tác dụng phụ, bệnh thuyên giảm nhanh.
Hơn nữa, chồng tôi có bảo hiểm quân đội, chi trả được đến 1 nửa chi phí. Tôi thấy chi phiều trị hoàn toàn xứng đáng so với dịch vụ mà chồng tôi được hưởng”.
Dặn con tầm soát ung thư 2 lần/ năm để yên tâm về sức khỏe
Chị M chia sẻ: “Thời gian trước anh chị không có thói quen đi khám sức khỏe bao giờ do không quen, ngại đi, không biết bệnh viện nào khám.
Sau khi chồng bị bệnh, chị đã rút ra bài học: Đừng ngại khám vì bất cứ lý do gì. Do vậy, chị thường xuyên giục con phải quan tâm tới sức khỏe, mỗi năm tầm soát ung thư 2 lần.
Các bác sĩ còn phải trêu rằng: “Ung thư không lây đâu mà lo”, chị biết điều đó, chị khám là để phát hiện sớm, có gì mình còn điều trị, sẽ có khả năng chữa khỏi bệnh. Trước đây là do ở quê nên không biết, còn giờ biết thì phải khám định kỳ cho yên tâm”- chị M nhấn mạnh.
PVBạn đang xem bài viết Vợ làm 'osin' ở nước ngoài để chồng được điều trị ung thư phác đồ Singapore tốt nhất tại chuyên mục Sống khỏe của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].