Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân gây ra chậm tăng cân ở trẻ nhỏ và khi nào nên gặp đưa trẻ đi gặp bác sĩ.
Sự phát triển bình thường ở trẻ sơ sinh
Thực tế là không có một khuôn mẫu cố định nào đối với sự tăng cân ở trẻ sơ sinh.
Mỗi đứa trẻ tăng cân theo những cách khác nhau nhưng sẽ có một mô hình nhất quán, giúp bạn theo dõi sự phát triển của trẻ.
Sau khi chào đời, hầu hết trẻ sơ sinh sẽ giảm khoảng 10% trọng lượng ban đầu trong tuần đầu tiên và sẽ tăng lại sau 1 hoặc 2 tuần.
Trong 3 tháng tiếp theo, trẻ sẽ tăng được khoảng 30 gram mỗi ngày khi được bú sữa mẹ đầy đủ.
Mỗi đứa trẻ đều khác nhau và rất khó để tính toán trẻ sẽ tăng bao nhiêu cân.
Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng chậm hoặc không ổn định cho thấy trẻ không nhận được đầy đủ chất dinh dưỡng.
Nguyên nhân chậm tăng cân ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh cần được cho ăn mỗi 2-3 giờ một lần. Nhìn chung để trẻ tăng cân thì tổng lượng calo trẻ nạp vào phải lớn hơn lượng calo tiêu hao.
Có một số lý do khiến trẻ chậm tăng cân hoặc tăng cân không đều, trong đó có 3 nguyên nhân quan trọng nhất là:
- Không nạp đủ calo
- Không hấp thụ chất dinh dưỡng
- Đốt cháy quá nhiều calo
1. Không nạp đủ calo
Nguồn cung cấp calo chính cho trẻ sơ sinh là sữa mẹ. Khi trẻ không được cung cấp đủ calo, sự phát triển của trẻ sẽ chậm lại
Điều này có thể xảy ra do những nguyên nhân như trẻ ngậm bắt vú kém, mẹ cho con bú không thường xuyên, thời gian cho con bú ngắn và nguồn sữa mẹ không đủ.
Trong trường hợp mẹ không đủ sữa hoặc con không biết bú đúng cách, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
2. Không hấp thụ chất dinh dưỡng
Một số trường hợp trẻ được cho bú đầy đủ, đúng cách nhưng vẫn chậm lớn. Điều này có thể xảy ra khi chúng không thể hấp thụ các chất dinh dưỡng từ sữa do một số tình trạng sức khỏe tiềm ẩn.
Trào ngược dạ dày thực quản, dị ứng thực phẩm hoặc nhạy cảm với thực phẩm có thể gây cản trở quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng.
Trẻ có thể nôn mửa ngay sau khi bú.
Trong những trường hợp như vậy hãy lập tức tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa.
3. Đốt cháy quá nhiều calo
Tất cả lượng calo mà trẻ tiêu thụ hoặc được sử dụng để duy trì các chức năng quan trọng của cơ thể hoặc được lưu trữ dưới dạng chất béo.
Trẻ sơ sinh không làm bất cứ điều gì cụ thể để đốt cháy quá nhiều calo. Nhưng một số trẻ sơ sinh cần nhiều calo hơn vì chúng chuyển hóa lượng calo tiêu thụ quá nhanh.
Trong trường hợp sinh non, bệnh tim hoặc các vấn đề về hô hấp, trẻ sơ sinh cần nhiều calo hơn bình thường.
Khi nào cần đi khám bác sĩ?
Trong trường hợp trẻ chậm lớn, hãy hỏi ý kiến bác sĩ để có thể đánh giá đúng tình hình và được đề xuất biện pháp hữu hiệu giúp khắc phục vấn đề này.
(Theo Times of India)
Hoàng NguyênBạn đang xem bài viết 3 lý do vì sao trẻ ăn sữa mẹ mà vẫn còi cọc, không tăng cân tại chuyên mục Cha mẹ thông thái của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].