1. Trẻ khó học
Nếu bạn nhận thấy con gặp khó khăn trong việc học những kỹ năng cơ bản thì có thể con có thể mắc chứng rối loạn học tập nào đó, nghĩa là con sẽ gặp khó khăn hơn những đứa trẻ không mắc chứng ngày.
Nguyên nhân: Một hội chứng làm giới hạn khả năng học một số kỹ năng cụ thể
Cha mẹ nên: Phát hiện sớm là chìa khóa để chống lại tình trạng này. Nếu con bạn nhận được sự giúp đỡ cần thiết từ cha mẹ, trường học và có giáo viên chuyên biệt thì tình trạng của con sẽ có thể cải thiện.
2. Trẻ bắt đầu buôn chuyện
Cần phân biệt giữa việc buôn chuyện phiếm vô hại và những lời đồn đại, nói xấu làm tổn thương người khác.
Mặc dù một số trẻ hiếm khi tạo ra tin đồn nhưng chúng dễ lan truyền tin đồn.
Nguyên nhân: Trẻ có thể cho rằng điều này giúp chúng được bạn bè yêu thích hơn hoặc trở nên nổi tiếng.
Cha mẹ nên: Cố gắng giải thích cho con lý do vì sao nói xấu sau lưng người khác là không tốt, và khi con nói xấu người khác thì có thể mọi người cũng sẽ nói xấu sau lưng con. Nếu cần, bạn có thể khuyên con nói chuyện với giáo viên. Đừng để con bạn trở thành kẻ bắt nạt.
3. Trẻ bắt đầu tự hại
Theo các bác sĩ tâm thần, nếu con bạn bắt đầu có dấu hiệu tự làm hại bản thân, đó là lời cảnh báo cha mẹ cần quan tâm, chăm sóc con kỹ lưỡng hơn.
Xu hướng tự hại ở trẻ nhỏ có thể là tự véo, cào hoặc đấm bản thân. Trẻ lớn hơn, tuổi teen có thể có hành vi tự cắt hoặc làm bỏng.
Nguyên nhân: Trẻ có thể tự ti hoặc đang đối mặt với những cảm xúc nội tâm mà trẻ cho là không thể chấp nhận được.
Cha mẹ nên: Khi thấy con có dấu hiệu tự hại, hãy đưa con đến gặp chuyên gia trị liệu trẻ em để giúp con xử lý cảm xúc của mình.
4. Trẻ dọa bỏ nhà ra đi
Theo các nhà tâm lý học, khi quá căng thẳng, áp lực, bất kỳ đứa trẻ nào cũng có thể muốn bỏ nhà ra đi.
Nguyên nhân: Một trong những lý do chính là trẻ lý tưởng hóa việc bỏ nhà đi và lãng mạn hóa cuộc sống ngoài đường phố. Trẻ có thể muốn bỏ trốn để tránh bị sỉ nhục hoặc xấu hổ sau khi bị bắt quả tang làm việc xấu, ví dụ như gian lận thi cử,...
Cha mẹ nên: Nói chuyện với con và cố gắng thiết lập mối quan hệ đáng tin cậy giữa cha mẹ và con cái để trẻ cảm thấy thoải mái khi chia sẻ bất cứ điều gì.
5. Trẻ sợ đi ngủ ban đêm
Nếu con bạn từng ngủ rất ngon nhưng đột nhiên bị mất ngủ, không ngủ được thì cha mẹ cần chú ý nhiều hơn. Trẻ không phải đang cố tình làm khó bạn, đánh cắp thời gian của bạn.
Nguyên nhân: Trẻ cảm thấy có một mối đe dọa nào đó đang rình rập khắp nơi.
Cha mẹ nên: Cách nhanh nhất để giải quyết các vấn đề về giấc ngủ của con là tìm ra thứ khiến con sợ hãi vào ban đêm và giúp con vượt qua điều đó.
(Theo Bright Side)
Hoàng NguyênBạn đang xem bài viết 5 dấu hiệu đáng lo ngại ở trẻ, cha mẹ tuyệt đối không được chủ quan tại chuyên mục Dạy con của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].